Đào tạo lái xe

Đào tạo lái xe

Cách ngồi thoải mái khi đi xe máy đường dài

Xe máy không phải là tàu hay xe giường nằm, vì thế để có thể ngồi thoải mái, không mệt mỏi khi đi xe máy đường dài là một kỹ năng cần học.
Sự cơ động của xe máy khiến loại phương tiện này vẫn được trọng dụng dù để đi xa hiện nay có thể dùng xe khách, tàu, máy bay hay ôtô cá nhân. Đặc biệt, với những người ham mê đi "phượt" thì học cách ngồi thế nào để thoải mái chinh phục quãng đường hàng trăm cây số là một vấn đề thiết yếu.
1. Thả lỏng
Điều đầu tiên cần ghi nhớ đó là phải thả lỏng hết các cơ trước khi lên đường. Để có thể thả lỏng các bộ phận, cần ngủ đủ giấc đêm trước khi xuất hành. Bên cạnh đó, trước khi lên xe nên thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng để giãn cơ, đặc biệt cho những bộ phận có khớp kết nối như cổ tay, chân, ngón tay, chân, cổ, lưng...
2. Uống nhiều nước
271922-10150294322265932-64417-1244-3546
Tác hại của việc không uống đủ nước trước hành trình dài.
Trước khi bắt đầu nên uống nhiều nước. Mục đích của việc nạp nhiều nước vào cơ thể là chống mất nước nếu đi dưới thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó, nước giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, điều cần thiết khi cơ thể ở một vị trí không thay đổi. Nước ở đây được hiểu là nước khoáng, nước tinh khiết chứ không phải những đồ uống có cồn hay chứa nhiều chất kích thích như cafein,cocain...
3. Ăn mặc phù hợp
Ăn mặc phù hợp tức đảm bảo an toàn nếu không may xảy ra va chạm, trượt ngã đồng thời không gây khó chịu vì nhiệt độ chênh lệch giữa cơ thể và môi trường. Nếu có điều kiện tốt nhất nên mua những bộ đồ bảo hộ khi đi xe máy, môtô. Loại vải và kết cấu đặc biệt sẽ giúp điều tiết luồng gió làm mát hay giữ ấm cơ thể, nếu không sử dụng những áo khoác thoáng, có khả năng thấm mồ hôi, đặc biệt chất liệu chịu được ma sát.
4. Nén cơ bắp
Nén cơ bắp bằng cách sử dụng những chiếc quần áo lót có tác dụng bó chẽn cơ thể, đây là cách các tay đua hay sử dụng trước khi mặc bộ đồ bảo hộ ra bên ngoài. Tác dụng của loại áo bó chẽn là giữ những bó cơ tại chỗ, không bị rung động nhiều và chống đau nhức nếu đi đường dài.
5. Điều chỉnh chiếc xe cho phù hợp
Mỗi xe có cách cấu tạo cũng như khung sườn khác nhau, bên cạnh đó mỗi người cũng lại có chiều cao, cân nặng khác nhau. Do đó, để phù hợp nhất nên điều chỉnh các chi tiết liên quan trực tiếp đến tư thế ngồi xe của mỗi người như tay lái, gác để chân, yên xe. Ngoài ra để tăng tính khí động học, chống ảnh hưởng của sức gió có thể lắp thêm kính chắn gió sao cho phù hợp nhất với kết cấu mỗi xe. 
6. Giữ tay ấm
Giữ tay ấm là điều tối quan trọng bởi quyết định trực tiếp tới các xử lý tay lái khi đi đường, chính vì thế những chiếc môtô đường trường hiện nay được thiết kế có thêm hệ thống sưởi ấm tay lái. Ngoài việc đeo găng tay, nếu gặp thời tiết quá lạnh nên sử dụng thêm một găng tay cao su y tế để lót, hoặc thêm các loại hóa chất có tác dụng làm ấm vào trong găng tay.
7. Tập thể dục trên xe
171061-10150118008980932-17729-4214-1953
Tức là thay đổi vị trí ngồi trong suốt hành trình. Không ngồi im một chỗ mà thay đổi tư thế như nhấc mông, duỗi chân, thả lỏng từng bên tay lái, lắc đầu, cổ... trên những đoạn đường thẳng an toàn. Không thay đổi, cựa quậy khi xe đang vào cua hay tăng tốc vì có thể làm mất quán tính của xe, gây tai nạn.
8. Nghỉ ngơi
Đương nhiên rồi, nghỉ ngơi là điều rất cần thiết khi thực hiện những chuyến đi dài. Khi nghỉ giữa chừng nên thực hiện một số động tác thể dục như trước khi lên xe, bài tiết, nạp thêm chất lỏng cần thiết như nước tinh khiết, nước khoáng chất. Thời gian nghỉ ngơi trên hành trình nên đều đặn, khoảng sau mỗi 1 giờ chạy xe.
Minh Hy

Những sai lầm khi lái ôtô đường dài

Lái ôtô đường dài với nhiều loại địa hình, thời tiết khác nhau buộc tài xế phải có cách quan sát thông minh và hiệu quả để bao quát tình hình tốt nhất.
1. Bám đuôi trong cơn mưa
Bám đuôi là điều không nên làm với một lái xe trên đường cao tốc, đặc biệt trong điều kiện trời mưa. Những tác động kéo theo như tầm nhìn giảm, đường trơn, vội vàng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn hơn bình thường. Sẽ dễ dàng đâm đuôi xe trước nếu có sự cố bất ngờ phải phanh gấp.
Để tránh tình trạng này, cần giữ khoảng cách đủ để phanh trong cơn mưa, từ từ giảm tốc nếu gặp chướng ngại vật phía trước chứ không đạp phanh gấp, dễ bị trượt bánh. Ngoài ra sử dụng cần gạt nước để tạo điều kiện quan sát tốt nhất.
2. Đổi làn tùy hứng không quan sát
road-trip-8563-1385630929.jpg
Lái xe đường dài cần tỉnh táo để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Đường cao tốc, đường quốc lộ có nhiều xe di chuyển nên việc tùy tiện chuyển làn đường có thể khiến lái xe gặp phải những tai nạn không đáng có.
Muốn chuyển làn thành công trước hết cần tuân thủ luật giao thông, chỉ chuyển làn ở nơi có vạch kẻ đường cho phép chuyển làn. Quan sát các xe di chuyển trước sau, điều quan trọng là giữ tốc độ hợp lý, không đi vào điểm mù của xe trước và tạo thị trường rộng nhất để quan sát xe đi sau.
3. Song song với xe tải
Đi song song với những chiếc xe tải có kích thước khổng lồ, tốc độ di chuyển chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ là điều tối kỵ nếu không ở trong tình thế bắt buộc.
Để tránh gặp hoàn cảnh này, nếu đi cùng làn cần vượt xe tải ngay khi có cơ hội, không chần chừ làm ảnh hưởng thời gian cả cuộc hành trình, nhưng cũng không vội vã vì chỉ một sai lầm nhỏ sẽ trả giá lớn.
4. Sử dụng đèn pha-cốt không đúng cách
Nhiều người sử dụng đèn không đúng cách khi chỉ để ở pha hoặc cốt mà không tùy tình huống. Trong điều kiện đường tối, không có đèn đường cần giữ khoảng cách hợp lý với xe trước và sau. Để ở pha khi khoảng cách lớn, chuyển về cốt, nháy đèn nếu gặp xe ngược chiều...
5. Vượt qua rồi giảm tốc
Nhiều người có thói quen lái xe nhấn mạnh ga vượt qua xe trước mặt rồi bất ngờ thả ga giảm tốc vì cho rằng đã vượt được là an toàn. Điều này là sai lầm, ít nhất tài xế cần duy trì tốc độ bằng với xe đã vượt để đảm  bảo khoảng cách an toàn.
6. Đột ngột dừng nghỉ
Trên đường cao tốc thường có những đoạn dừng nghỉ cho xe gặp sự cố hoặc người mệt mỏi muốn nghỉ ngơi. Không đột ngột tạt đầu loạt xe ở làn sát lề đường để đến nơi dừng chân. Cần định hình vị trí từ trước, sau đó dần chuyển vào làn thích hợp nhất gần với nơi dừng chân. 
7. Đan làn như môtô
Kích thước ôtô quá lớn để có thể thoải mái lượn đi lượn lại như môtô, do đó việc đan làn không những vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm cho dòng giao thông bên cạnh.
8. Nhập làn không quan sát
Rất nhiều người sau khi dừng nghỉ trên đường leo lên xe và nhấn ga nhập làn giao thông mà không cần biết phía sau có những gì. Lái xe cần bình tĩnh quan sát trước sau, bật tín hiệu xin nhập làn đến khi các xe đi tới nhận biết và có dấu hiệu nhường đường thì mới từ từ vào làn.
9. Đi chậm là an toàn
Quan niệm đi chậm là an toàn không phải lúc nào cũng đúng, nhất là trên đường cao tốc. Với tốc độ trung bình khoảng 80 km/h mà lái xe di chuyển với 60 km/h sẽ rất nguy hiểm nếu xe phía sau không nhận biết chính xác tốc độ, nên không hãm tốc đúng lúc. Chậm, nhanh chỉ là khái niệm tương đối, mỗi tài xế cần di chuyển với tốc độ phù hợp với mạch giao thông chung.
Minh Hy

Nguyên tắc sống còn khi ôtô qua phà

Nguyên tắc sống còn khi ôtô qua phà

Hiểm họa khi đỗ xe trên phà giữa sông nước mênh mông là không thể lường trước, mỗi lái xe cần ghi nhớ các nguyên tắc để qua phà an toàn nhất.
Hiện nay ở những khu vực nhiều sông nước như đồng bắc Bắc Bộ hay miền Tây Nam Bộ vẫn còn sử dụng phà làm phương tiện chuyên chở giữa hai bờ sông vì chưa xây cầu. Dù ít hay nhiều, các lái xe cũng phải sử dụng phà một vài lần, do đó cần ghi nhớ nguyên tắc khi lên, xuống phà và khi đỗ trên phà để đảm bảo an toàn nhất.
1. Lên, xuống phà
Theo quy định của luật giao thông đường bộ, ôtô chỉ lên, xuống phà với duy nhất lái xe bên trong, trừ trường hợp có người già yếu, bệnh tật. Xe xuống trước rồi mới đến người, khi lên thì ngược lại người lên trước rồi mới đến xe nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người khác chẳng may có sự cố bất ngờ.
938322-d8dd1290-7859-1386735199.jpg
Thực tế có nhiều loại phà và bến phà khác nhau, không phải bao giờ việc lên xuống phà cũng thoải mái như đánh xe vào garage. Có thể phà đã đông chỗ, mép phà không sát với bến, độ dốc không phù hợp. Tùy vào thực tế hoàn cảnh mà lái xe đưa ra phán đoán nên lùi vào phà hay tiến vào phà để khi ra khỏi phà thoải mái nhất.
Những lái xe có kinh nghiệm qua phà thường sử dụng cách lái chéo vào phà. Với cách lái này, với những xe gầm thấp như sedan sẽ tránh được việc sạt gầm, hay phổ biến nhất là hư hại ba-đờ-sốc (cản trước, cản sau). Tuy nhiên cách lái này lại có khó khăn ở việc quan sát, hoặc diện tích phà không đủ. Do đó, nếu phà lạ hoặc chưa có kinh nghiệm, nên nhờ người khác làm xi-nhan từ bên ngoài.
2. Đỗ xe trên phà
Khi đỗ xe trên phà, theo luật giao thông đường bộ, tất cả mọi người phải ra khỏi xe trừ tài xế hoặc người già yếu, bệnh tật không có khả năng. Tài xế nên ở trên xe để kịp thời xử lý nếu chẳng may gặp sự cố bất ngờ.
Đỗ xe trên phà là kỹ năng mà mỗi tài xế lại có một cách áp dụng khác nhau. Với xe số sàn, trả về N và phanh tay hay cài số và phanh tay? Với xe số tự động, N và phanh tay hay P và phanh tay?
view-of-cars-on-the-ferry-neen-4559-9671
Trước khi quyết định cách đỗ, các tài xế nên nắm bắt thực tế di chuyển của phà cũng như tải trọng mà xe đang phải chở. Phà hay rung lắc khi di chuyển do dòng chảy của sông cũng như kết cấu của phà. Khi cập bến, phà đâm vào bến nên thường có hiện tượng xe cộ, đồ vật trên phà dồn về phía trước theo quán tính. Nắm bắt được hiện tượng này, tài xế sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.
Với xe số tự động, nên để P và phanh tay. Bởi lẽ nếu chỉ để N và phanh tay, trong nhiều trường sự rung lắc kết hợp trọng tải lớn làm phanh tay mất tác dụng, xe bị trôi ra khỏi chỗ đỗ, có thể lao xuống sông nếu đâm đổ lan can bảo vệ của phà.
Nhiều lái xe cho rằng không nên để ở P vì sự rung lắc làm hư hại hộp số, nhưng thực tế điều này rất khó xảy ra. Bởi lẽ, nhà sản xuất thiết kế khi ở P, trục thứ cấp hộp số bị khóa cứng vào vỏ hộp số bằng chốt. P được tính toán sử dụng khi đỗ ngang dốc, nơi có quán tính trôi lớn, nên việc rung lắc trên phà chưa thể là nguyên nhân to tát gây ra hư hại chốt hoặc hộp số.
Tương tự vậy với xe số sàn nên cài số và phanh tay. Để đảm bảo an toàn hơn, nếu xe thường xuyên phải qua phà nên có thêm những chiếc nêm chèn bánh bởi khoảng trống giữa các xe trên phà không nhiều, nếu phà cập bến bị đâm mạnh có thể khiến xe đâm vào đuôi xe trước gây hư hại cho cả hai xe.
Minh Hy

10 sai lầm phổ biến sau vô-lăng

10 sai lầm phổ biến sau vô-lăng

Những tiết lộ từ hơn 2.800 lái xe ở Anh cho thấy những thói quen có thể gây hại cho xe và đe dọa tới sự an toàn của chính họ và những người xung quanh.
Dữ liệu thực tế được VoucherCodesPro thu thập từ 2.831 tài xế sau khi ghi nhận được số lượng xe phải vào xưởng sửa chữa tăng cao trong vòng 12 tháng qua tại Anh. Nguyên nhân không chỉ do tài xế kém tay lái hay do loại xe họ sử dụng không phù hợp, mà còn bởi những sai lầm sơ suất phổ biến.
1.jpg
1. Khi lái xe vào lúc tối trời, có tới 76% tài xế quên không chuyển từ pha sang chiếu gần (đèn cos) khi gặp xe ngược chiều.
2. Có đến 68% tài xế khi muốn bật cần gạt nước lại nhầm sang đèn xi-nhan và ngược lại.
3. 59% lái xe cố tăng tốc để vượt đèn vàng, thay vì giảm tốc độ.
4. 54% quên làn đường cần đi khi chạy quanh vòng xuyến và thường lái vòng vòng vài lần trước khi tìm được lối ra.
5. Quên bật đèn pha khi khởi hành lúc tối trời và chỉ nhớ ra khi được lái xe khác nhắc nhở, con số này chiếm 46%.
6. Khoảng 36% tài xế quên không về số thấp khi dừng chờ đèn giao thông hay dừng chờ tàu hỏa.
7. Quên kéo phanh tay khi khởi động ngang dốc là sai lầm của 32% lái xe.
8. Khi đổ xăng, khoảng 26% lái xe quên mất nắp bình xăng nằm ở phía bên nào.
9. 18% cứ thế tăng tốc lái khỏi vòng xuyến khi không có đủ thời gian rời khỏi đó một cách an toàn.
10. 11% lái xe mất tập trung khi thường xuyên ngắm mình trong gương chiếu hậu.
Nguyên Minh

Chỉnh gương ôtô đúng cách

Chỉnh gương ôtô đúng cách

Trên hầu hết các xe, tài xế thường để vùng quan sát của gương chiếu hậu ngoài trùng nhiều với gương chiếu hậu trong cabin, là nguyên nhân làm giảm khả năng quan sát sau.
Bởi khi đó, vùng quan sát qua gương chiếu hậu ngoài giảm xuống, nhưng nó cũng giúp họ quan sát chi tiết hai bên sườn sau.
Điều chỉnh gương bên trái
xe-1-1221-1393323434.jpg
Nghiêng đầu tới khi gần chạm đầu vào thành xe, điều chỉnh gương để bao quát hết góc phần tư phía sau ở bên trái. Lúc này, gương mở rộng hơn so với ban đầu. (>>Xem video)
Điều chỉnh gương bên phải
xe-2-2711-1393323434.jpg
Nhoai đầu ra chính giữa xe (giữa hai ghế trước), nhìn vào gương chiếu hậu ngoài bên phải và điều chỉnh cho tới khi quan sát được toàn bộ góc phần tư bên phải phía sau. (>>Xem video)
Chỉnh gương chiếu hậu trong cabin
xe-3-3752-1393323434.jpg
Chỉnh gương chiếu hậu trong cabin sao cho bạn nhìn thấy cửa sổ sau ở chính giữa gương. (>>Xem video)
Quan sát xe chuyển làn
xe-4-6971-1393323434.jpg
Khi lái xe hãy chú ý rằng, xe vượt từ phía sau sẽ bắt đầu từ tâm gương hậu trong. Khi tới gần, nó lệch dần sang trái (hoặc phải), và xuất hiện trong gương hậu ngoài tương ứng. (>>Xem video)
Quan sát trước khi chuyển làn
xe-5-7318-1393323435.jpg
Khi các gương ở đúng vị trí, chúng sẽ loại bỏ được điểm mù phía sau xe bởi sẽ có một phần nhỏ vùng quan sát trùng giữa các gương. Đồng thời chúng còn mở thêm vùng quan sát, khu vực mà trước kia bạn cần phải ngoái đầu kiểm tra lúc chuyển làn. (>>Xem video)
Thế Hoàng