Đào tạo lái xe

Đào tạo lái xe

Trung Quốc đang rút giàn khoan Hải Dương 981 - rút hẳn hay chỉ để tránh bão???

Trung Quốc đang rút giàn khoan Hải Dương 981 - rút hẳn hay chỉ để tránh bão???

Thứ Tư, ngày 16/07/2014 06:51 AM (GMT+7)

Phóng viên Khánh Hà của Báo Giao thông đang có mặt trên tàu CSB tại vùng biển Hoàng Sa vừa điện thoại về cho biết giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shinyou 981) của Trung Quốc đã di chuyển về phía Trung Quốc 40 hải lý so với vị trí cũ.

Lực lượng tàu hùng hậu của Trung Quốc cũng hộ tống giàn khoan về vị trí mới. Trên màn hình rada của các tàu cảnh sát biển của VN chỉ quan sát thấy còn lại khoảng 10 tàu quân sự Trung Quốc tại vị trí cũ.
Các tàu và giàn khoan khổng lồ di chuyển với tốc độ khoảng 4 hải lý một giờ.
Lý do Trung Quốc rút giàn khoan đến lúc này vẫn chưa chính thức được công bố. Lực lượng chấp pháp của ta tại hiện trường cũng chưa đánh giá được lý do. Tuy nhiên, ngay từ chiều qua, Trung Quốc đã giảm số tàu tham gia bảo vệ giàn khoan xuống còn 70 – 75 tàu, thấp hơn rất nhiều so với con số 120 tàu trong thời gian vừa qua.
Đặc biệt, toàn bộ số tàu cá của Trung Quốc đã di chuyển về khu vực đảo Hải Nam. Rất có thể Trung Quốc đã quyết định rút giàn khoan, tàu hộ tống và tàu cá để tránh bão Rammasun.
Tuy nhiên, theo đánh giá mới nhất của CSB VN tại hiện trường, cơn bão dự kiến cấp 10, giật cấp 12 này không đánh thẳng vào vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương.
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 - 1
 Trung Quốc đang rút giàn khoan Hải Dương 981 
Tại thực địa, các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của ta tiếp tục bám trụ hiện trường. Hiện nay, các tàu cá của ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở phía Tây - Tây Nam giàn khoan, cách giàn khoan 34-39 hải lý.
Trên khu vực tàu cá của ta đánh bắt có 1 tàu hải cảnh số hiệu 31101 của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, không cho các tàu cá của ta tiến vào gần khu vực giàn khoan.
Dưới sự hỗ trợ của tàu kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám ngư trường đánh bắt cá, bảo đảm an toàn.
Đến thời điểm này, các tàu kiểm ngư và tàu cá Việt Nam đã có các phương án phòng tránh đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi cơn bão Rammasun ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực.

Xem thêm tại đây
Theo Khánh Hà (Giaothongvantai.com.vn)

Biển đông-23-06-7 tàu trung quốc vây quanh tàu 951 phun vòi rồng

Ngày 23/6 , các tàu chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ quanh giàn khoan 981 vẫn tiếp tục vấp phải sự ngăn cản quyết liệt từ tàu bên phía Trung Quốc. Tàu hải cảnh , hải giám , tàu kéo của Trung Quốc có những hành động như ép hướng , tăng tốc độ bám sát các tàu của ta có lúc ở khoảng cách 10-70 m. 

Theo báo cáo của Cục Kiểm ngư , lúc 9h30 , tàu KN 951 của ta bị cùng lúc 5 tàu Trung Quốc vây ép gồm tàu hải tuần 11 , tàu kéo 284 , 285 , 09 , tàu kéo 285. Tàu hải tuần 11 vây ép. Sau đó tàu 09 và 285 đâm vào mạn tàu 951. 

Phóng viên VTV tại hiện trường cho biết , có đến 7 tàu Trung vây quanh tàu 951 để phun vòi rồng với sức ép lớn và ngăn cản tàu của ta làm nhiệm vụ. Tàu hải tuần 11 tiếp cận phía sau dùng vòi rồng phun nước , còn tàu kéo 285 tăng tốc đâm vào chính giữa mạn trái tàu 951. 

Nhận lệnh ứng cứu, tàu cảnh sát biển 8003 ở phía nam tây nam giàn khoan đã tiến gần đến nơi thì bị 5 tàu Trung Quốc gồm 4 tàu hải cảnh , một tàu kéo chạy tốc độ cao khoảng 20 hải lý/h áp sát , hú còi , phun nước ngăn cản việc ứng cứu. Đến 16h30 , tàu 8003 mới tiếp cận được tàu kiểm ngư 951.

Cận cảnh tàu và may bay trung quocSau cú đâm , báo cáo của Cục Kiểm ngư cho hay , mạn phải và mạn trái con tàu bị móp méo , biến dạng hoàn toàn, một số thiết bị lan can hỏng hóc, VTV dẫn lời kiểm ngư viên cho biết thêm , phòng kho khí CO2 bị hư hỏng nặng, một phao bè cứu sinh rơi khỏi tàu. Rất may không ai  bị thương nặng.

Tàu và máy bay Trung Quốc trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Vietnam+. 

Tại ngư trường truyền thống của ta, khoảng 38 tàu cá dưới sự trợ giúp của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 , 46106 của Trung Quốc dàn hàng ngang , chặn hướng và ép các tàu cá của ta ra xa.
Quanh giàn khoan  có gần 121 tàu Trung Quốc các loại trong đó có 44 tàu hải cảnh; 15 tàu vận tải; 19 tàu kéo; 38 tàu cá và 5 tàu quân sự.
Dạy lái xe tại Hà Nội | Dạy lái xe giá rẻ
Hương Thu

Trung Quốc tiếp tục hạ đặt giàn khoan 982

Giàn khoan thứ 2 này có tên Nam Hải số 9, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).

Giàn khoan Hải Dương-982 sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông.

Giàn khoan Hải Dương-982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1 với tuổi thọ dự tính 25 năm. 144 m. Hai giàn khoan Hải Dương-943 và Hải Dương-944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10. 2015. 2016.

Giàn khoan Hải Dương-944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể khoan sâu tối đa tới 9 có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm. (TNO) Theo trang web Cục Hải sự Trung Quốc.

gian khoan hai duong 981Mang hệ thống định vị động lực DP3, 144 m, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8. Thời gian dịch chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 dự tính kéo dài từ 18-20-6. Cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương - 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6, 65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD). Com, trang thông tin của Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông). Hiện chưa rõ giàn khoan này sẽ được hạ đặt trên biển Đông trong bao lâu, báo mạng Hải Dương Trung Quốc.

 Như vậy ngoài 3 giàn khoan mới chính thức được công bố, có khả năng Trung Quốc đã âm thầm đóng tiếp không ít các giàn khoan khác Và có thể khoan sâu tối đa tới 10 có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, giàn khoan Hải Dương-943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng.

Tuy nhiên trang này cũng chưa cho biết thêm thông tin về giàn khoan thứ 2 nói trên. 6, nước này tiếp tục tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông Trung Quốc còn đang tiếp tục hoàn thiện thêm ba giàn khoan hiện đại khác trong năm tới, không dừng lại ở giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đang hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Tên lửa hành trình Trung Quốc - hiểm họa tiềm tàng

Tên lửa hành trình Trung Quốc - mối hiểm họa với tàu chiến Mỹ

Loại tên lửa đạn đạo tiêu diệt tàu sân bay từng gây xôn xao thế giới, nhưng các nhà phân tích quân sự Mỹ cho rằng thứ vũ khí đáng ngại nhất với các nhóm tàu sân bay của nước này chính là nhiều loại tên lửa hành trình rất cơ động của Trung Quốc.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc. Ảnh minh họa: junshi.xilu.com. 
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc. Ảnh minh họa: junshi.xilu.com. 
Thông tin trên được đưa ra trong bản báo cáo có tựa đề "Đánh giá tham vọng tên lửa hành trình của Trung Quốc" của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về Quân đội Trung Quốc, thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Mỹ. Báo cáo do ba tác giả Dennis M. Gormley, Andrew S. Erickson và Jingdong Yuan thực hiện.
"Một yếu tố quan trọng trong khoản đầu tư của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho năng lực chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) là việc phát triển và điều động một số lượng lớn các tên lửa hành trình chống hạm có tính chính xác cao (ASCM) cùng tên lửa hành trình đối đất (LACM) trên các bệ phóng từ mặt đất , trên không và trên biển", báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo cho rằng việc gia tăng các tên lửa hành trình, bệ phóng và hệ thống C4ISR của Trung Quốc đang tạo ra những thách thức mới trong quốc phòng và công cuộc chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đối với Mỹ và các đối tác trong khu vực. 
C4ISR (Command, Control, Communications, Computers, Intelligence, Surveillance and Reconnaissance) là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, điện toán, tình báo, giám sát và trinh sát. Hệ thống này có khả năng phòng thủ trước sự tấn công trong tác chiến điện tử, đồng thời chi viện trực tiếp, duy trì hiện đại hóa hệ thống vũ khí và các loại tên lửa của PLA.
Trong báo cáo, các tác giả còn cảnh báo về hàng loạt lợi thế mà tên lửa hành trình mang lại cho PLA. Ví dụ, tên lửa hành trình có thể được phóng từ đất liền, trên biển, hoặc bệ phóng trên không. Hơn nữa, vì có kích thước gọn, đòi hỏi tối thiểu thiết bị hỗ trợ, chúng có tính cơ động cao, do đó giảm thiểu nguy cơ bị tiêu diệt. Ngoài ra, tên lửa hành trình còn có tín hiệu hồng ngoại thấp, giúp chúng tránh sự định vị của các hệ thống phòng thủ tên lửa.
"Tốc độ có thể đạt tới siêu thanh, khả năng tránh radar và tầm bay rất thấp là những thách thức đối với các hệ thống phòng không, giám sát theo dõi. Những yếu tố này giúp nó có nhiều khả năng xâm nhập thành công vào hệ thống phòng thủ", báo cáo viết.
Hơn nữa, tên lửa hành trình còn có chi phí sản xuất thấp, vì vậy Trung Quốc có thể sở hữu một số lượng lớn loại vũ khí này. Điều này rất quan trọng bởi nó giúp PLA có thể phóng đi lượng tên lửa áp đảo hẳn số hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và các đồng minh hiện có.
Báo cáo nhấn mạnh Bắc Kinh tin rằng các tên lửa hành trình mang lại lợi ích lớn gấp 9 lần về chi phí so với việc phòng thủ, ứng phó với chúng. Do đó, PLA có thể sẽ khai thác yếu tố số lượng hơn là chất lượng, hoàn toàn đối lập với cơ cấu sức mạnh mà quân đội Mỹ vạch ra trong tương lai.
"Bằng cách bắn hàng loạt, có thể phối hợp cùng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình có khả năng tiêu diệt các hệ thống phòng thủ khi bắn tập trung vào một mục tiêu cụ thể trong thời gian ngắn", báo cáo lưu ý.
Dù DF-21D, loại tên lửa đạn đạo chống hạm được PLA gọi là "sát thủ diệt tàu sân bay" được nhiều người quan tâm trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu quốc phòng Mỹ cho rằng các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) của Trung Quốc mới chính là mối đe dọa lớn nhất với các hạm đội hàng không mẫu hạm (CSG) của Mỹ. 
Tên lửa hành trình chống hạm có một lợi thế quan trọng so với DF-21D ở chỗ chúng có thể được sử dụng với số lượng lớn và dường như có khả năng sống sót cao hơn cả lúc trước và sau khi phóng.
Báo cáo nhấn mạnh rằng ngoài việc có được những tên lửa hành trình phức tạp hơn, Trung Quốc còn đang mua sắm ngày càng đa dạng các loại tên lửa cùng với hệ thống bệ phóng. Điều này cũng hoàn toàn ngược với kế hoạch mà quân đội Mỹ, đặc biệt là hải quân, thực hiện trong những năm gần đây và trong tương lai nhãn tiền.
Tuy nhiên, việc sử dụng tên lửa hành trình có hiệu quả đòi hỏi những lý thuyết và tổ chức phức tạp. Ngoài ra, nó còn cần những năng lực phức tạp của C4ISR. Dù Trung Quốc đang có những bước tiến lớn trong lĩnh vực này, tác giả cũng nhấn mạnh rằng hệ thống radar tầm xa (OTH) vẫn còn là một thử thách đối với PLA. Bản thân radar OTH vẫn còn dễ bị tấn công và có thể sớm bị loại bỏ hoặc trở nên vô dụng trong một cuộc xung đột. Hơn nữa, chính các tàu của Trung Quốc cũng không được bảo vệ trước các tên lửa hành trình diệt hạm.
Như Tâm (theo Diplomat)

Đối thoại Việt - Trung về tình hình Biển Đông

Đối thoại cấp cao Việt - Trung bàn về Biển Đông

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam trong tuần này và dự kiến sẽ trao đổi về tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.

Theo người phát ngôn Lê Hải Bình, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam trong cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương Việt - Trung. Dự kiến, trong các cuộc gặp, vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép sẽ được đề cập. 
"Việt Nam luôn hết sức kiên trì trao đổi với mọi kênh thông tin đối thoại về vấn đề căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, vì vậy cuộc gặp chắc chắn sẽ là một kênh thảo luận để hai bên tìm ra giải pháp", ông Lê Hải Bình nói.
duong-khiet-tri-8837-1402967001.jpg
Ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Trước đó, tờ SCMP đưa tin ông Dương dự kiến sẽ có mặt tại Hà Nội ngày 17/6 để tham gia các vòng đối thoại của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Ủy ban này được thành lập năm 2006, tổ chức các cuộc gặp thường niên nhằm thảo luận về những vấn đề và dự án hợp tác song phương quan trọng. Năm 2007, Ủy ban từng bị gián đoạn khi các tàu tuần tra của Trung Quốc bắn một tàu đánh cá của Việt Nam, khiến một người thiệt mạng.
Chuyến thăm của ông Dương diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây sẽ là cuộc gặp cấp cao nhất giữa chính phủ hai nước, kể từ sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thông tin về chuyến đi của ông Dương được công bố khá muộn, theo các học giả, điều này nhấn mạnh tính chất phức tạp của thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ giữa bai bên. Theo Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam, ông Dương được dự kiến sẽ có buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
"Đây là một phiên họp thường kỳ để trao đổi về vấn đề hợp tác, tuy nhiên chủ đề chính trong bối cảnh hiện nay sẽ tập trung vào tình hình ở Biển Đông", ông Thủy nói với SCMP và cho biết cuộc hội đàm sẽ diễn ra vào ngày 17/6. Theo ông, Bắc Kinh được cho là đã từ chối hoặc bỏ qua đề nghị về các cuộc đối thoại cấp cao hơn từ phía Hà Nội. Hiện chưa rõ ông Dương có gặp các quan chức cấp cao hơn của Việt Nam trong chuyến đi này hay không.
tq-7538-1402539124.jpg
Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) chặn đường tàu Cảnh sát Biển Việt Nam gần khu vực giàn khoan 981. Ảnh: AFP
Trước đó, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 6/5 đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Thùy Linh

Trung Quốc đã tiến hành di dời vị trí đặt giàn khoan

Theo thông tin VTV mới nhận được, vào lúc 5h30 ngày 27/5, Trung Quốc đã tiến hành di dời vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981.

Cục Hải sự Trung Quốc thông báo qua Đài Hải sự, tỉnh Hải Nam cho biết: Giàn khoan Hải Dương 981 được hai tàu Hải Dương 612 và 613 kéo, với tốc độ dịch chuyển 4 hải lý/giờ. Giàn khoan 981 sẽ di chuyển về phía Đông Nam đảo Tri Tôn 25 hải lý.



trung quốc đã di dời giàn khoan 981
Trung Quốc di dời giàn khoan tới đảo Tri Tôn.

Đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dự kiến, giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc dịch chuyển đến vị trí mới trước 10h30 ngày 27/5 và giàn khoan này vẫn nằm sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm

Tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhìn nhận việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam là hành động khủng bố, mang tính "dằn mặt" ngư dân.
- Ông đánh giá thế nào về việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá khiến 10 ngư dân Đà Nẵng gặp nạn ngay trong vùng biển của Việt Nam chiều 26/5?
- Rõ ràng đây là hành động mang tính dằn mặt ngư dân của chúng ta. Trung Quốc mở rộng vùng bảo vệ giàn khoan, tàu cá của ngư dân Việt Nam áp sát nên họ muốn làm tình hình thêm căng thẳng. Đầu tiên là va chạm, sau đó làm mạnh hòng khiến ngư dân ta hoảng sợ.
Nhưng chúng ta sẽ không sợ. Chúng ta đã tiên liệu trước hành động này và có đề phòng. Cú đâm mạnh của Trung Quốc khiến tàu chìm nhưng chúng ta đã kịp thời ứng cứu ngư dân.
- Chúng ta phản ứng ra sao trước hành động này?
son-4178-1401163473.jpg
Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn. Ảnh: Chí Hiếu.
- Việt Nam sẽ không để yên cho hành động ngang ngược của Trung Quốc và sẽ tiếp tục phản đối. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ có biện pháp để hạn chế thấp nhất việc ngư dân bị đâm va, có thể dẫn tới chìm tàu.
- Việc yêu cầu đòi bồi thường có được tính đến?
- Trước hết, chúng ta sẽ lên án qua con đường ngoại giao. Vì chưa biết tàu của họ có phải là tàu cá hay không nhưng đi bảo vệ giàn khoan và đâm chìm tàu cá của ngư dân ta trong vùng biển Việt Nam thì thấp nhất cũng có thể gọi là khủng bố.
Trong các vụ việc tương tự từ trước đến nay chúng ta vẫn yêu cầu bồi thường, nhưng lúc nào họ bồi thường thì chưa rõ.
- Nếu chúng ta đưa vấn đề này ra quốc tế thì sao?
- Theo tôi biết thì chưa có tổ chức trọng tài nào xử việc đụng độ trên biển. Trước mắt mình phản đối việc họ cố tình đâm va và yêu cầu phải bồi thường.
- Nhiều đại biểu đề nghị chính sách đóng tàu lớn, tàu vỏ sắt cho ngư dân, việc này được xem xét đến đâu, thưa ông?
- Chính sách cho ngư dân thì chúng ta đã có và thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, trong dự toán ngân sách 2014 chưa có mục riêng nào cho việc này.
ngudan-8017-1401163473.jpg
Tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt thủy sản gần khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép. Ảnh: Nguyễn Đông.
- Chúng ta luôn nói ngư dân là những cột mốc sống trên biển, vậy Chính phủ, Quốc hội có chính sách nào để đảm bảo quyền lợi cho những người ở tuyến đầu bảo vệ chủ quyền đất nước?
- Không chỉ đóng tàu vỏ sắt mà phương tiện đánh bắt, hệ thống thông tin, tổ chức tổ đội, bộ phận hỗ trợ ngư dân đều cần cả. Cùng một lúc, ta chưa thể đáp ứng tàu vỏ sắt hết cho ngư dân. Có tàu mà không tổ chức tốt thì vẫn nguy hiểm, cho nên chúng ta luôn phải duy trì kiểm ngư, cảnh sát biển, có kế hoạch bảo vệ và giúp đỡ ngư dân.
Chí Hiếu

Việt Nam vẫn hết sức kiềm chế...

Việt Nam vẫn hết sức kiềm chế trước các hành động hung hăng của Trung Quốc...

Việt Nam đã đối thoại ở nhiều mức độ với Trung Quốc để phản đối mạnh mẽ việc nước này đưa giàn khoan hạ đặt trái phép trên thềm lục địa Việt Nam, nhưng phía Trung Quốc vẫn điều thêm nhiều tàu và máy bay đến khu vực.
hai-binh-6076-1400145943.jpg
Phát ngôn viên Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói Việt Nam cam kết thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho người và tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài. Ảnh: Quý Đoàn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay thông báo diễn tiến sự việc xung quanh giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đáp lại sự giao thiệp và thiện chí của Việt Nam, Trung Quốc vẫn điều thêm nhiều tàu và máy bay, ông Bình cho biết.
Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, Trung Quốc duy trì sự hiện diện nhiều tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, máy bay quân sự. "Tính đến hôm nay, trong khi tàu công vụ Việt Nam hết sức kiềm chế, Trung Quốc hung hăng đưa tàu máy bay uy hiếp các tàu công vụ Việt Nam đang thực thi hành động bảo vệ chủ quyền bằng vòi rồng, làm hư hại nhiều tàu, làm bị thương nhiều cảnh sát phía Việt Nam", ông Bình nói.
Việt Nam tiếp tục các biện pháp đấu tranh ngoại giao kiên quyết để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng thềm lục địa Việt Nam.
Ông Bình nhắc lại quan điểm Việt Nam cực lực phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong khu vực nằm sâu thềm lục địa Việt Nam, đây là hành động vi phạm luật quốc tế, nhất là công ước LHQ về luật biển và DOC. Hành động của Trung Quốc làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng an ninh, an toàn tự do hàng hải và hợp tác và phát triển tại khu vực. Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu máy bay ra khỏi biển Việt Nam, không tái diễn hành vi tương tự, đại diện ngoại giao của Việt Nam tái khẳng định.
"Việt Nam cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn các quốc gia, cá nhân lên tiếng phản đối Trung Quốc và ủng hộ yêu cầu hợp pháp của Việt Nam, gửi lời cảm ơn các báo chí trong nước và quốc tế đưa tin khách quan về những hành vi sai trái của Trung Quốc", ông Bình nói.
Xô xát đã được kiểm soát
Đề cập các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong những ngày qua, ông Bình khẳng định "việc thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền là việc làm hết sức chính đáng và tự nhiên, tuy nhiên việc thể hiện tình cảm này phải theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới".
Về sự việc xảy ra ở Hà Tĩnh hôm qua, ông Bình dẫn thông tin từ cơ quan chức năng Hà Tĩnh, cho biết ẩu đả do mâu thuẫn của hai nhóm công nhân làm một người chết và một số người bị thương. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương xác minh vụ việc, bắt những người gây rối và đưa người bị thương đến bệnh viện.
Ông Bình cũng bác bỏ thông tin mà một hãng tin nước ngoài đưa rằng có 20 người chết trong các cuộc xô xát tối qua ở Hà Tĩnh. "Thông tin đó là không có cơ sở", ông Bình nói.
"Chúng tôi sẽ có mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn, tài sản của các công ty nước ngoài và công ty Trung Quốc. Hiện tình hình phức tạp ở các địa phương đã ổn định," đại diện ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Theo ông Bình, tại Bình Dương, một số người đã lợi dụng cuộc tuần hành ôn hòa để kích động công nhân phá hoại tài sản doanh nghiệp, làm mất an ninh trật tự. Ngay khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng Việt Nam đã khẩn trương trấn áp và xử lý nghiêm những người có hành vi kích động.
Duy trì liên lạc
Sau cuộc điện đàm giữa Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tuần trước, hai nước vẫn tiếp tục liên lạc với nhiều cấp độ, ông Bình cho biết.
"Chúng tôi vẫn sử dụng biện pháp hòa bình. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng cho rằng quan hệ hai bên chỉ có thể phát triển tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau và thiện chí giải quyết tranh chấp", ông nói.
Đại sứ mới của Trung Quốc đã có mặt tại Hà Nội từ ngày 11/5. Hiện Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng đang làm việc để tân đại sứ trình quốc thư và bắt đầu nhiệm kỳ mới ở Việt Nam.
Nhấn mạnh các biện pháp hòa bình trong giải quyết tranh chấp, ông Bình cho hay nếu Trung Quốc không rút giàn khoan trái phép, Việt Nam không loại trừ việc sử dụng biện pháp pháp lý nếu thấy cần thiết.
Về mặt thương mại, ông Bình cho hay giao thương ở khu vực biên giới Việt Nam và Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.
"Hành động sai trái của Trung Quốc đã làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn cố gắng duy trì các hoạt động hợp tác bình thường vì lợi ích của nhân dân hai nước".
Ông Bình bác bỏ thông tin cho rằng Việt Nam và Philippines kêu gọi các nước ở ASEAN gây sức ép với Trung Quốc, coi đó là những thông tin không có cơ sở, và tái khẳng định sự đoàn kết và quan ngại sâu sắc của các nước ASEAN đối với hòa bình và ổn định ở khu vực. Trên bình diện rộng hơn, ngày 7/5, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên Hợp Quốc công hàm phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng biển Việt Nam.
Trọng Giáp

Toàn Cảnh Tình Hình Biển Đông ngày 12-05

Toàn cảnh tình hình biển đông ngày 12/05

Trực thăng B.7112 của Trung Quốc bay 2 vòng phía trên tàu CSB 8003 và Trường Sa 22 của Việt Nam với độ cao 250-300m, ở khu vực có nhiều tàu Trung Quốc hoạt động.

 TQ-tan-cong-2-5204-1399900315.jpg
Dẫn nguồn từ  Cục Cảnh sát biển Việt Nam, VTV cho biết, ngày 12/5, các tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu quân sự, máy bay của Trung Quốc tiếp tục ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981.
Vào lúc 8h40 phút, tại tọa độ 15 độ 22 phút - 111 độ 9 phút, cách Nam giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 7 hải lý, tàu Hải cảnh 3401 của Trung Quốc sử dụng vòi rồng phun nước vào tàu Trường Sa 22 của Việt Nam.
Vào lúc 9h, tàu CSB 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam ở tọa độ 15 độ 31 phút 48 giây – 111 độ 4 phút 30 giây, cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 7,3 hải lý đã phát hiện tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc mang số hiệu 534 áp sát, cách tàu 8003 khoảng 3 hải lý.
9h21 phút, hai tàu Hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu 3411và 3210 tiếp cận phía đuôi và mũi tàu CSB 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam ở cự ly khoảng 300-500m.
Từ 9h15 phút đến 9h30 phút, máy bay trực thăng B.7112 của Trung Quốc bay 2 vòng phía trên tàu CSB 8003 và Trường Sa 22 của Việt Nam với độ cao 250-300m trong khu vực có nhiều tàu Trung Quốc hoạt động. Tàu 3411 và một tàu khác của Trung Quốc liên tục bám sát tàu CBS 8003 và 2013 ở khoảng cách khoảng 500m.
Phó tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho VnExpress biết, tình hình ở khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Trước đó, trong hai ngày qua, Trung Quốc mở rộng phạm vi cấm tất cả các loại tàu bè hoạt động quanh giàn khoan, đồng thời sử dụng nhiều tốp máy bay, trong đó có máy bay quân sự tham gia bảo vệ giàn khoan này.
Tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam bị hư hỏng do tàu Trung Quốc tấn công. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.
Hải Dương 981 là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.
Đây là thế hệ giàn khoan kết hợp các thiết kế, công nghệ và thiết bị mới của thế giới. Giàn khoan được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Nó được đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, vị trí ở phía nam Hong Kong.
Hoàng Thùy

Trung Quốc huy động máy bay tiêm kích bảo vệ giàn khoan trái phép

Trung Quốc huy động máy bay tiêm kích bảo vệ giàn khoan trái phép

Từ căn cứ trung tâm, máy bay tiêm kích của Trung Quốc bay vào không phận Việt Nam, phía trên các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ thực thi luật pháp trên biển.
Chiều 11/5, Phó tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu choVnExpress biết, tình hình ở khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép vẫn rất căng thẳng. Nếu như trong hai ngày qua, phạm vi cấm tất cả các loại tàu bè hoạt động quanh giàn khoan mở rộng đến khoảng 10 hải lý (trên 18,5 km), thì hôm nay Trung Quốc tăng cường thêm máy bay tiêm kích bảo vệ, hạ thấp độ cao.
Theo ông Thu, từ khi xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc vẫn sử dụng nhiều tốp máy bay nhưng bay ở độ cao. Riêng hôm nay, tốp máy bay tiêm kích hạ thấp độ cao, tiếp cận gần với tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam, chỉ cách 800-1.000 m. "Cảnh sát biển chưa đọc được số hiệu của máy bay tiêm kích, mới đọc được số hiệu máy bay trinh sát cánh bằng là 9401 khi nó lượn trên không khu vực tàu CSB 8003 của ta", ông Thu cho hay.
TQ-tan-cong-VN-2497-1399808281.jpg
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.
Phó tư lệnh Cảnh sát biển thông tin, về cơ bản, Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng bảo vệ giàn khoan như hôm qua, tức là khoảng 79 tàu các loại thuộc 6 lực lượng, trong đó có 3 tàu quân sự gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753.
Các tàu Trung Quốc vẫn chủ động chặn mũi, chặn hướng, dùng vòi rồng công suất lớn tấn công... để ngăn cản tàu Cảnh sát biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam, không cho tiến lại gần giàn khoan. Trong khi đó, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn kiên nhẫn dùng loa tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Cũng trong ngày hôm nay, tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. "Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng thông báo rằng, Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
Thủ tướng đề nghị ASEAN khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển... và đưa các nội dung về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này.
Trước đó, 5h22 sáng 1/5, các tàu kiểm ngư của Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm hạ đặt khoan thăm dò Hải Dương - 981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Hơn 70 tàu các loại trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa và máy bay tuần tiễu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan.
Phía Việt Nam đã sử dụng lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Ít nhất 9 người trong lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã bị thương trong các cuộc đụng độ, tấn công của lực lượng Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối quyết liệt, mạnh mẽ. Các nước Mỹ, Nhật, ASEAN bày tỏ sự quan tâm đặc biệt, yêu cầu các bên không sử dụng vũ lực.
Hoàng Thùy

Thủ tướng: 'Hành động của Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm'

Thủ tướng: 'Hành động của Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm'

Trong lần đầu tiên chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo rằng Trung Quốc đang gia tăng các hành động cực kỳ nguy hiểm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Naypyitaw, Myanmar. Ảnh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Naypyitaw, Myanmar. Ảnh: AFP
Tuyên bố của Thủ tướng được đưa ra tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar hôm nay. Ông có một bài diễn văn trong đó nhấn mạnh đến an ninh ở Biển Đông.
"Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói. 
"Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương".
"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông".
Thủ tướng thông báo rằng Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. "Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vu khống, đổ lỗi, tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn", ông cho biết.
"Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình để gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế giới. Song, Việt Nam cực lực phản đối các hành động vi phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế", Thủ tướng khẳng định. 
"Chúng tôi trân trọng cám ơn và khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam", ông Dũng nói.
Thủ tướng đề nghị ASEAN tăng cường đoàn kết và khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, phải đặc biệt tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng ASEAN thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử COC.
Thủ tướng đề nghị đưa các nội dung nêu trên về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố của Hội nghị và tuyên bố chủ tịch hội nghị Cấp cao ASEAN lần này. Việt Nam cũng đánh giá cao việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 10/5 đã nhất trí thông qua một Tuyên bố riêng về tình hình nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông, thể hiện rõ sự đoàn kết, vai trò trung tâm, tinh thần chủ động và trách nhiệm cao của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa ra các đề xuất của Việt Nam về lộ trình xây dựng và tương lai của cộng đồng ASEAN và ủng hộ việc thông qua Tuyên bố Naypyitaw về xây dựng Cộng đồng ASEAN làm văn kiện định hướng cho các hoạt động trong năm 2014.
ttg-2.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN hôm nay. Ảnh:Việt Anh
Vũ Hà - Việt Anh

Hà Nội - Đà Nẵng - Sài Gòn đoàn kết bảo vệ chủ quyền đất nước

Sáng 11/5, hàng nghìn người dân Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đã tập trung và diễu hành qua nhiều con phố phản đối hành động của Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
tinh tinh bien dong  
Từ 7h30 sáng 11/5, hàng nghìn người thủ đô đã kéo đến tượng đài Lê Nin đối diện Đại sứ quán Trung Quốc (phố Hoàng Diệu, Hà Nội) để phản đối hành động hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Ảnh: Quý Đoàn.
tinh tinh bien dong  
Lượng người tham gia phản đối ngày càng đông, khi một chiếc xe thương binh chạy đến, nhiều người đã trèo lên trên nóc xe, bắt nhịp để những người khác cùng hô vang khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
tinh tinh bien dong  
Người tham gia phản đối không được đứng trên vỉa hè phố Hoàng Diệu mà phải đứng sau hàng rào của Vườn hoa Lê Nin nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Toàn bộ đoạn phố Hoàng Diệu đoạn chạy qua trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc bị phong tỏa. Ảnh: Đức Hiệp.
tinh tinh bien dong  
Hoàng Sa, Trường Sa, Tổ quốc và sự đồng lòng... là những từ được nhắc nhiều trong các khẩu hiểu, biểu ngữ mà người dân mang theo. Ảnh: Hoàng Phương.
tinh tinh bien dong  
Đến 10h, khoảng 1.000 người đã rời khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, đi theo phố Hàng Bông để ra Hồ Hoàn Kiếm. Nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho người đoàn người, các cửa hàng kinh doanh trên con phố sầm uất nhất nhì thủ đô tạm thời được đóng cửa. Ảnh: Trịnh Thắm.
tinh tinh bien dong  
Hô vang khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, người dân còn cùng nhau hát những bài quen thuộc như Quốc ca, Dậy mà đi... để thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng trong cuộc đấu tranh chống hành động sai trái của Trung Quốc. Ảnh: Trịnh Thắm.
tinh tinh bien dong  
Nhiều em nhỏ được người thân cho cùng tham gia cuộc tuần hành em vừa đi vừa hô khẩu hiệu phản đối như cha, anh mình. Ảnh: Trung Vũ.
tinh tinh bien dong  
Khoảng 11h, đoàn người ra đến khu vực Bờ Hồ trong điều kiện thời tiết khá nóng bức, tụ tập thêm một thời gian rồi giải tán trong trật tự. Ảnh: Võ Hải.
tinh tinh bien dong  
Cũng trong sáng nay, hơn 3.000 người Đà Nẵng tập trung tại công viên Bạch Đằng, dưới chân cầu Rồng, căng băng rôn, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi thềm lục địa Việt Nam.
Đoàn người đi qua các phố lớn, liên tục hô to khẩu hiệu: "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam", "Dỡ bỏ giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi biển Đông". Ảnh: Anh Tuấn.
tinh tinh bien dong  
Cùng với Hà Nội và Đà Nẵng, tại TP HCM, 8h30 sáng nay hàng nghìn người dân, văn sĩ, trí thức mang theo cờ và biểu ngữ, khẩu hiệu phản đối Trung Quốc bắt đầu từ Nhà hát thành phố, tuần hành qua đường Đồng Khởi, Nhà thờ Đức Bà rồi dừng ở ngã tư Nguyễn Đình Chiểu, gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM. Ảnh: Hữu Công.
tinh tinh bien dong  
Đoàn người giương cao khẩu hiệu, hô vang: "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam". Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát giao thông giữ trật tự quanh khu vực, phong tỏa các tuyến đường đoàn người đi qua để giữ trật tự. Ảnh: Hữu Công.
tinh tinh bien dong  
Nhằm đảm bảo an ninh, cảnh sát cơ động đã thiết lập hàng rào, triển khai lực lượng ở khu vực xung quanh lãnh sự quán Trung Quốc. Cuộc tụ tập phản đối hành động của Trung Quốc đã kết thúc trong trật tự. Ảnh: Hữu Công.

Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố lịch sử của ASEAN

Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố lịch sử của ASEAN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khăng khăng cho rằng tranh chấp Biển Đông chỉ được giải quyết song phương, sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra tuyên bố chung đặc biệt về an ninh Biển Đông hôm qua.
Bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo hôm 7/5. Ảnh: fmprc
Bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Press TV.
Hãng thông tấn Xinhua dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN.
Bắc Kinh lâu nay chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông với từng quốc gia, trong khi các nước liên quan trực tiếp như Việt Nam và Philippines, các nước quan tâm gồm Mỹ và ASEAN, ủng hộ cách tiếp cận đa phương để giải quyết vấn đề. Các chuyên gia cho rằng chiến thuật của Bắc Kinh là muốn bẻ từng chiếc đũa, tận dụng lợi thế vượt trội của mình trong mỗi cuộc đàm phán tay đôi.
Bà Hoa còn nói rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc cùng với ASEAN để tiếp tục thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002.
Lời của bà Hoa được đưa ra sau khi ngoại trưởng các nước ASEAN đưa ra thông báo riêng về tình hình Biển Đông  Tuyên bố nêu rõ các nước trong ASEAN bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi một giải pháp hòa bình.
Tuyên bố được đưa ra một tuần sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan nước sâu tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và trái luật pháp quốc tế, gây đụng độ và căng thẳng trên Biển Đông. Việc làm này trái với tinh thần của DOC và luật pháp quốc tế
Trong bản tuyên bố đặc biệt, các bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Trung Quốc ký với ASEAN bản thỏa thuận về DOC năm 2002, cam kết kiềm chế và không tiến hành các hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên văn bản này không có tính ràng buộc, và hai bên đang thảo luận xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các diễn biến nóng bỏng liên quan đến Biển Đông được cho là sẽ bao phủ nội dung cuộc họp cấp thượng đỉnh của ASEAN hôm nay. Tổng thống Philippines Aquino, trước khi đến hội nghị, khẳng định rằng "ASEAN phải đối mặt và đương đầu với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc" trên Biển Đông.
Như Tâm

Người dân tiếp tục xuống đường phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và TP.HCM

"Ủng hộ Chính phủ, phản đối Trung Quốc" - dòng người hô to trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sự quán nước này ở TP HCM sáng 11/5 để yêu cầu dừng ngay các hành động bất hợp phát tại vùng biển Việt Nam.
10h20, đoàn người tham gia phản đối đã tách ra làm hai. Một phần tiếp tục đứng trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc. Phần còn lại mang theo cờ, khẩu hiểu đi ngược lên phía Hàng Bông để ra Bờ Hồ.
Đoàn người đi từ tượng đài Lê Nin diễu qua Hàng Bông, lên Hồ Hoàn Kiếm ước chừng 1.000 người. Họ hát quốc ca, hát những bài về biển đảo. Càng đi số người nhập vào đoàn càng đông.
Lực lượng trật tự đã đề nghị bà con kinh doanh trên phố Hàng Bông tạm dừng kinh doanh để đoàn người đi qua trong trật tự. Khoảng 10h30, đoàn người qua tòa nhà Hàm cá mập và tiếp tục tiến ra hồ Gươm.
Khoảng 10h, sau hơn hai tiếng đồng hồ hô vang khẩu hiệu, những người biểu tình bắt đầu nói chuyện về lịch sử, về chủ quyền, về sự đoàn kết của các cựu binh. Những tràng pháo tay vang lên giòn giã. Người phía trong Đại sứ quán Trung Quốc tiếp tục chụp ảnh và quay phim.
Nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Huần, Tam Dương (Vĩnh Phúc) đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan. "Chúng tôi là phụ nữ nhưng cũng không thể ngồi yên trước hành động ngang ngược này. Chúng tôi từng chiến đấu gian khổ để giành độc lập cho dân tộc, nên không dễ dàng để Trung Quốc leo thang như vậy", bà Huần nói.
Trưa Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ dự báo có thể lên đến 36 độ C, nhưng những âm thanh hô vang bảo vệ Việt Nam vẫn không giảm.
phunu-2871-1399778610.jpg
9h18, trong Đại sứ quán Trung Quốc xuất hiện một số người dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình ảnh người Việt Nam tụ tập bên ngoài.
Ba thanh niên Việt Nam với áo in hình I love Ha noi, Viet Nam (Tôi yêu Hà Nội, Việt Nam) tay vẫy lá cờ đỏ sao vàng, giấy in "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" bắt nhịp cho mọi người cùng hô vang những câu khẩu hiệu phản đối Trung Quốc.
Xe thương binh dán khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam là bất khả xâm phạm, chúng ta không thể đứng im cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm", được đưa đến trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc.
cuubinh-3394-1399778610.jpg
Có mặt trong đoàn mít tinh, nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ với VnExpress: "Là con dân của đất Việt, tôi lần đầu tiên tham gia cuộc biểu tình, chống lại ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Chính phủ, Quốc hội Mỹ, Nhật và người dân nhiều nước trên thế giới đã ủng hộ chúng ta, lên án hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc".
9h10, đoàn người đứng đã chật kín cả vườn hoa Lê Nin. "Chúng tôi yêu Việt Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết cùng với chính phủ, quân đội, ủng hộ các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo", một người dân nói.
Em Nghiêm Minh Trị, học sinh Trường tiểu học Cát Linh cùng với bố và em gái đi phản đối Trung Quốc, hô khẩu hiệu cùng những người xung quanh. Người cha giảng giải cho các con nguyên nhân vì sao người dân Việt Nam lại tập trung phản đối Trung Quốc. "Lớn lên con muốn làm bộ đội để bảo vệ tổ quốc", Trị nói.
Bé Nghiêm Minh Trị đi cùng gia đình đến phản đối Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Thùy.
Bé Nghiêm Minh Trị đi cùng gia đình đến phản đối Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Thùy.
7h30 sáng 11/5, dòng người kéo về tập trung trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ngày một đông, biểu tình ôn hòa để phản đối hành vi xâm phạm thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc, ủng hộ Chính phủ bảo vệ chủ quyền. Họ giương cao khẩu hiệu: "Đồng hành cùng Chính phủ bảo vệ tổ quốc, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.
d1-5995-1399774335.jpg
Người dân tụ tập phản đối hành động của Trung Quốc tại vườn hoa đối diện Đại sứ quán Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
Hàng nghìn người có mặt với đầy đủ thành phần, có cả những người trong trang phục cựu binh, mặc áo in hình cờ tổ quốc. Các cựu binh từng chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang) cũng đến đây để phản đối. "Từng trải qua chiến tranh nên không muốn con cháu phải sống những ngày gian nan đó, chúng tôi muốn giải quyết ôn hòa", ông Nguyễn Ngọc Thạch, chiến sĩ sư đoàn 356 chiến đấu ở Vị Xuyên nói.
Các cựu binh trong trang phục bộ đội, mang theo ảnh Hồ Chủ tịch, tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều khẩu hiệu phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam.
d2-8406-1399774335.jpg
Người dân mang cờ cùng nhiều khẩu hiệu phản đối hành động của Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
"Tôi là người Việt Nam và không thể ngồi nhìn Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ đất nước", ông Chu Việt, cựu chiến binh phường Kim Mã, Hà Nội nói.
Người đến ngày càng đông. Đám đông liên tục hô vang "Đả đảo Trung quốc, Việt Nam Hồ Chí Minh muôn năm". Đoàn người cũng đọc lớn bài thơ Nam Quốc sơn hà, hát Quốc ca và vỗ tay vang dội. Một cụ già giơ tấm biển viết tay: "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình" của Nguyễn Bỉnh Khiểm.
be-3894-1399776970.jpg
Một em bé theo gia đình đi mít tinh. Ảnh: Phạm Phạm.
Từ sáng sớm, tất cả lực lượng công an được huy động, có mặt khắp các cung đường, ngã rẽ dẫn vào Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng kiểm soát quân sự cũng có mặt làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, đảm bảo trật tự.
Xe của công an phường trước cổng Đại sứ quán phát thanh nói về tình hình những ngày qua, với nội dung kêu gọi đồng bào bình tĩnh, hãy yêu nước theo cách của bản thân, góp phần bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Đồng thời khẳng định hành động ngang ngược của Trung Quốc đi ngược lại với Luật biển và quan hệ hữu nghị của hai nước.
Trong khi đó, cửa Đại sứ quán Trung Quốc vẫn đóng kín. Các hàng rào sắt được dựng phía trước cổng đại sứ, lực lượng bảo vệ đứng trước rào chắn làm nhiệm vụ.
d5-1319-1399775298.jpg
Người dân tụ tập trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
Không khí trước Đại sứ quán Trung Quốc ngày càng nóng. Dòng người đổ về liên tục.
Tại TP HCM
8h30 đoàn biểu tình băng rôn và biểu ngữ bắt đầu từ Nhà hát thành phố, diễu hành qua đường Đồng Khởi, Nhà thời Đức Bà rồi tiến về Hai Bà Trưng, dừng ở ngã tư Nguyễn Đình Chiểu, gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM. Họ hô vang các khẩu hiệu: "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"...
bt1-3410-1399778784.jpg
Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát giao thông giữ trật tự quanh khu vực, phong tỏa các tuyến đường đoàn mít tinh đi qua để giữ trật tự. Hàng chục cảnh sát cơ động xếp hàng ngăn đoàn biểu tình tiếp cận Lãnh sự quán. Sau khi được công an giải thích, đoàn biểu tình vòng qua đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ con rùa, đường Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng rồi trở về gần Lãnh sự quán tiếp tục hô vang khẩu hiệu.
bt3-8046-1399778784.jpg
Trước đó, ngày 10/5, người TP HCM đã tập trung trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc với các biểu ngữ: "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam".
Nhiều em nhỏ cũng được bố mẹ cho tham gia đoàn người phản đối Trung Quốc. Gương mặt ngây thơ của các em nhìn về phía cổng Đại sứ quán đang đóng kín. Những người dân cho biết, họ đang đoàn kết một lòng , phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam.
Nhóm phóng viên
* Tiếp tục cập nhật.

ASEAN ra tuyên bố riêng về Biển Đông

Lần đầu sau gần 20 năm, ASEAN ra tuyên bố riêng về Biển Đông

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN thể hiện sự quan ngại sâu sắc về những vụ việc trên Biển Đông và kêu gọi các bên liên quan không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trong tuyên bố dành riêng về Biển Đông phát đi hôm nay.
ngoai-truong-asean-9548-139972-7024-8610
Các ngoại trưởng ASEAN và Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh (ngoài cùng bên phải) tại hội nghị ở Naypyidaw, Myanmar, hôm nay. Ảnh: AP
Tại cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh thông báo về tình hình phức tạp hiện nay ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 và đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có cả tàu quân sự vào sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 80 hải lý. 
Phó thủ tướng nêu rõ: "Hành vi của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và Tuyên bố DOC; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như các nỗ lực củng cố lòng tin trong khu vực".
Ông kêu gọi các nước ASEAN đồng lòng thể hiện thái độ trước những diễn biến nghiêm trọng trên Biển Đông. Và trưa nay, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã ra một tuyên bố dành riêng về tình hình Biển Đông, trong Hội nghị Ngoại trưởng ở thủ đô Naypyitaw, Myanmar.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ (kể từ 1995), ASEAN ra một Tuyên bố riêng về một tình hình phức tạp đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Tuyên bố nêu rõ các bộ trưởng ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, đã làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực.
Các bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 Kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Các Bộ trưởng đồng thời kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đây là lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, kể từ năm 1995, ASEAN ra một Tuyên bố riêng về một tình hình phức tạp đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
my-3376-1399682910.jpg
Cách hành xử hung hăng của các tàu Trung Quốc - đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, cho tàu phun nước, húc và đâm tàu Việt Nam - vấp phải sự lên án của nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Reuters
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN được tổ chức một ngày trước hội nghị thượng đỉnh của hiệp hội, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines với Trung Quốc, một thế lực lớn trong khu vực và cũng là một trong những đối tác kinh tế chính của tổ chức.
ASEAN có ký với Trung Quốc bản thỏa thuận về DOC năm 2002. Tuy nhiên văn bản này không có tính ràng buộc, và hai bên đang thảo luận xây dựng bộ quy tắc chặt chẽ hơn (COC). Ngoại trưởng Philippines hôm qua cho hay nước này sẽ đề nghị đẩy nhanh tiến trình đàm phán để có bộ quy tắc.
Trước tuyên bố của hội nghị hôm nay, các nước gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Liên minh châu Âu đã lên tiếng bày tỏ lo ngại hoặc mạnh hơn nữa là chỉ trích hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam. Vấn đề Biển Đông sẽ được nêu ra tại hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra ngày mai.
asean-5906-1399715444.jpg
Cảnh sát giao thông Myanmar đứng gần nơi treo cờ các nước ASEAN tại thủ đô Naypyidaw. Đây là lần đầu tiên Myanmar làm chủ nhà của hội nghị cấp cao của Hiệp hội. Hơn 11 nghìn cảnh sát được triển khai để bảo đảm an ninh. Ảnh: Reuters
Trọng Giáp

Trung Quốc ngoan cố, ASEAN ra tuyên bố

Tình hình Biển Đông: Trung Quốc ngoan cố, ASEAN ra tuyên bố

(Tin tức thời sự) - Tình hình Biển Đông: Trung Quốc ngang ngược mở rộng vành đai bảo vệ giàn khoan. 
Trung Quốc ngang ngược mở rộng vành đai bảo vệ giàn khoan
Sáng 10/5, lực lượng kiểm ngư Việt Nam cho hay Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động ngang ngược bảo vệ giàn khoan HD-981 đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Theo lực lượng kiểm ngư, tính đến 17h ngày 9/5, Trung Quốc có tổng cộng 75 tàu bảo vệ giàn khoan HD-981, đa số là tàu hải giám, tàu vận tải.
Riêng tàu hộ vệ tên lửa tấn công nhanh, có từ 3-5 chiếc bảo vệ vòng ngoài với hành động ngày càng quyết liệt nhằm đe dọa lực lượng của Việt Nam.
Về phạm vi hoạt động, Trung Quốc quyết liệt ngăn cản không cho tàu lực lượng Việt Nam lại gần giàn khoan.
Nếu hôm 8/5, bán kính bảo vệ của Trung Quốc là 5-7 hải lý thì nay mở rộng lên 10-13 hải lý.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố riêng về biển Đông
Ba cuộc họp căng thẳng của các ngoại trưởng ASEAN sáng 10/5 tại Naypyitaw (Myanmar) đã đạt được kết quả quan trọng là một tuyên bố riêng rẽ về tình hình biển Đông.
Đây có thể coi là một động thái chưa có tiền lệ trong các cuộc họp Ngoại trưởng trước một Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, khi các quốc gia thành viên thống nhất được quan điểm về một tuyên bố chung cho riêng một vấn đề đang nóng bỏng.
Nguyên văn bản “Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Tình hình biển Đông hiện nay” có 4 điểm:
Thứ nhất, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên biển Đông, đã làm gia tăng tình hình căng thẳng tại khu vực.
Giàn khoan HD-981
Giàn khoan HD-981
Thứ hai, các Bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, thực hiện kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định của khu vực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Thứ ba, các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, cũng như Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và Tuyên bố cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm Tuyên bố chung của các bên về Quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC).
Cuối cùng, các Bộ trưởng kêu gọi các bên tham gia DOC thực hiện đầy đủ tuyên bố này nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Trả lời báo chí quốc tế sau 3 cuộc họp căng thẳng và kéo dài hơn dự định, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói rằng: “Chúng tôi hài lòng về kết quả cuộc họp hôm nay. Nhưng chúng tôi rất không hài lòng về những gì đang xảy ra trên biển Đông”.
Yêu cầu TQ rút vô điều kiện giàn khoan, tàu khỏi biển VN
Cũng trong ngày 10/5, Hội Nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 và các tàu đi vào hoạt động tại vùng biển của Việt Nam.
Yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay và rút hết giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi khu vực vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam vô điều kiện và cùng phía Việt Nam đàm phán xử lý bất đồng, chấm dứt hành động tương tự.
Hội Nghề cá Việt Nam, ngư dân Việt Nam nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam luôn mong muốn duy trì phát triển hòa bình và tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc; vì lợi ích cơ bản, lâu dài của nhân dân hai nước vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới", tuyên bố của Hội nghề cá Việt Nam nhấn mạnh.
Đây là lần thứ 2, trong vài ngày qua, Hội nghề cá Việt Nam ra văn bản phản đối hành động ngang ngược, vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam của Trung Quốc.
Trước đó, ngày 6/5 Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản do Phó chủ tịch Thường trực Võ Văn Trác ký gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ ngoại giao bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ hành động trên của Trung Quốc.
Việt Nam có thể kiện lên tòa án quốc tế
Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền của NTNN, Giáo sư danh dự về Luật Biển của Trường Đại học Quốc gia Ireland Clive Symmons khẳng định, hành động Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 và chủ động tấn công tàu Việt Nam là vi phạm luật quốc tế. Việt Nam có thể kiện lên tòa án quốc tế.
Đối với hoạt động khai thác như việc đưa một giàn khoan dầu vào thềm lục địa của một quốc gia có chủ quyền là đi ngược lại với Điều 77 trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Điều 77 này nhấn mạnh, các quốc gia ven biển có chủ quyền có quyền được khai thác (đoạn 1) và (đoạn 2) và những quyền này là “độc quyền” dành cho các quốc gia ven biển đó. Do đó không ai có quyền thực hiện các hoạt động khai thác mà không được sự cho phép của các quốc gia ven biển có chủ quyền.
Đối với trường hợp còn tranh chấp, chiểu theo Điều 83 phần 3 của UNCLOS cụ thể là, trong khi chờ đợi một thỏa thuận thống nhất về ranh giới, các nước có liên quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, sẽ cố gắng hết sức để tham gia vào một dàn xếp tạm thời có tính chất thực tế và trong giai đoạn chuyển tiếp này sẽ không gây nguy hiểm hoặc cản trở việc đạt một thỏa thuận cuối cùng.
Do đó, rõ ràng nếu Trung Quốc đơn phương khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng thềm lục địa chưa được xác định mà nước khác cũng tuyên bố chủ quyền là vi phạm nghĩa vụ chuyển tiếp bắt buộc mà điều luật nói trên đặt ra.
Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh ở đây là Việt Nam có những bằng chứng lịch sử khẳng định vùng biển này thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và theo những báo cáo về hành động của Trung Quốc vừa qua cho thấy, Trung Quốc đã vi phạm luật, ít nhất là đối với UNCLOS.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh xem vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam và cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam tại khu vực giàn khoan là “cực kỳ nghiêm trọng”.
Với tình hình căng thẳng đang có chiều hướng gia tăng, ASEAN cần sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), ông Minh cho biết khi trả lời phỏng vấn đài Channel News Asia hôm 9/5.
“Đến nay, chúng tôi có 3 vòng tham vấn chính thức, nhưng quá trình tham vấn thật sự vẫn chưa thể bắt đầu. ASEAN cần tăng cường làm việc để Trung Quốc cam kết đóng góp vào sự phát triển của COC. Chúng tôi cố gắng xem nếu có thể đưa Trung Quốc tham gia tham vấn về biển Đông nhằm sớm hoàn tất COC”, ông Minh nói.
Cũng trong ngày 9/5, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng đã kêu gọi các bên liên quan "kiềm chế tối đa" và giải quyết các tranh tại Biển Đông bằng con đường hòa bình.
Theo Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký, ông Farhan Haq cho biết: "Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã bày tỏ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, đặc biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những ngày vừa qua. Tổng thư ký hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc".
Học giả Anh: Trung Quốc đang "vỗ mặt" chính quyền Mỹ
Ông Edward Schwarck, Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), mới đây cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông là thách thức nghiêm trọng đối với khu vực.
Ông Edward Schwarck - Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh.
Ông Edward Schwarck - Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh.
Ông Schwarck nói rằng thời điểm Trung Quốc quyết định hạ đặt giàn khoan rất đáng chú ý. Nó xảy ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du đến Đông Á, nơi ông đã đưa ra hàng loạt cam kết mạnh mẽ về an ninh, như những đảm bảo về an ninh cho Nhật Bản, hay một thỏa thuận hợp tác quân sự với Philippines.
Như vậy, quyết định của Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông xét ở khía cạnh nào đó có thể là một phản ứng theo kiểu "vỗ mặt" Chính quyền Washington nhằm chứng minh rằng Bắc Kinh không bị ngăn cản bởi những cam kết an ninh của Mỹ.
Theo ông Schwarck, Trung Quốc muốn khẳng định họ vẫn duy trì khả năng đẩy căng thẳng ở Biển Đông leo thang tùy theo ý định của mình.
Hành động kiểu này của Trung Quốc tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam và các bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Trung Quốc phải giải thích rõ động thái ở biển Đông
Chiều 9/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Sri Lanka D. M. Jayaratne khẳng định quan điểm của Sri Lanka là ủng hộ lập trường, quan điểm chính đáng của Việt Nam là yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc chấp hành luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, DOC; rút ngay giàn khoan HD981 đang hoạt động phi pháp ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu Việt Nam
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu Việt Nam
Cùng ngày, từ Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định Trung Quốc nên giải thích rõ căn cứ pháp lý của việc khoan dầu trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa ở biển Đông của Việt Nam cũng như những động thái gây căng thẳng ở khu vực này trong gần một tuần qua.
“Căng thẳng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là do những hành động khiêu khích và đơn phương của Trung Quốc gây ra. Bắc Kinh nên giải thích với Việt Nam và cộng đồng quốc tế về cơ sở pháp lý cũng như những chi tiết về hành động của họ đang làm ở biển Đông” - Ngoại trưởng Kishida nói.
Tại Mỹ, hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega, thành viên cao cấp của Tiểu ban các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Ông Faleomavaega chỉ trích những hành động khiêu khích của Trung Quốc là một sự leo thang đe dọa hòa bình và an ninh biển ở biển Đông. Thông cáo báo chí của ông Faleomavaega kêu gọi Mỹ đưa ra tuyên bố phản ứng rõ ràng và kiên quyết hơn đối với vấn đề này.
T.M
(Theo Báo Đất Việt)