Đào tạo lái xe

Đào tạo lái xe

Biển đông-23-06-7 tàu trung quốc vây quanh tàu 951 phun vòi rồng

Ngày 23/6 , các tàu chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ quanh giàn khoan 981 vẫn tiếp tục vấp phải sự ngăn cản quyết liệt từ tàu bên phía Trung Quốc. Tàu hải cảnh , hải giám , tàu kéo của Trung Quốc có những hành động như ép hướng , tăng tốc độ bám sát các tàu của ta có lúc ở khoảng cách 10-70 m. 

Theo báo cáo của Cục Kiểm ngư , lúc 9h30 , tàu KN 951 của ta bị cùng lúc 5 tàu Trung Quốc vây ép gồm tàu hải tuần 11 , tàu kéo 284 , 285 , 09 , tàu kéo 285. Tàu hải tuần 11 vây ép. Sau đó tàu 09 và 285 đâm vào mạn tàu 951. 

Phóng viên VTV tại hiện trường cho biết , có đến 7 tàu Trung vây quanh tàu 951 để phun vòi rồng với sức ép lớn và ngăn cản tàu của ta làm nhiệm vụ. Tàu hải tuần 11 tiếp cận phía sau dùng vòi rồng phun nước , còn tàu kéo 285 tăng tốc đâm vào chính giữa mạn trái tàu 951. 

Nhận lệnh ứng cứu, tàu cảnh sát biển 8003 ở phía nam tây nam giàn khoan đã tiến gần đến nơi thì bị 5 tàu Trung Quốc gồm 4 tàu hải cảnh , một tàu kéo chạy tốc độ cao khoảng 20 hải lý/h áp sát , hú còi , phun nước ngăn cản việc ứng cứu. Đến 16h30 , tàu 8003 mới tiếp cận được tàu kiểm ngư 951.

Cận cảnh tàu và may bay trung quocSau cú đâm , báo cáo của Cục Kiểm ngư cho hay , mạn phải và mạn trái con tàu bị móp méo , biến dạng hoàn toàn, một số thiết bị lan can hỏng hóc, VTV dẫn lời kiểm ngư viên cho biết thêm , phòng kho khí CO2 bị hư hỏng nặng, một phao bè cứu sinh rơi khỏi tàu. Rất may không ai  bị thương nặng.

Tàu và máy bay Trung Quốc trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Vietnam+. 

Tại ngư trường truyền thống của ta, khoảng 38 tàu cá dưới sự trợ giúp của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 , 46106 của Trung Quốc dàn hàng ngang , chặn hướng và ép các tàu cá của ta ra xa.
Quanh giàn khoan  có gần 121 tàu Trung Quốc các loại trong đó có 44 tàu hải cảnh; 15 tàu vận tải; 19 tàu kéo; 38 tàu cá và 5 tàu quân sự.
Dạy lái xe tại Hà Nội | Dạy lái xe giá rẻ
Hương Thu

Trung Quốc tiếp tục hạ đặt giàn khoan 982

Giàn khoan thứ 2 này có tên Nam Hải số 9, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).

Giàn khoan Hải Dương-982 sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông.

Giàn khoan Hải Dương-982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1 với tuổi thọ dự tính 25 năm. 144 m. Hai giàn khoan Hải Dương-943 và Hải Dương-944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10. 2015. 2016.

Giàn khoan Hải Dương-944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể khoan sâu tối đa tới 9 có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm. (TNO) Theo trang web Cục Hải sự Trung Quốc.

gian khoan hai duong 981Mang hệ thống định vị động lực DP3, 144 m, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8. Thời gian dịch chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 dự tính kéo dài từ 18-20-6. Cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương - 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6, 65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD). Com, trang thông tin của Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông). Hiện chưa rõ giàn khoan này sẽ được hạ đặt trên biển Đông trong bao lâu, báo mạng Hải Dương Trung Quốc.

 Như vậy ngoài 3 giàn khoan mới chính thức được công bố, có khả năng Trung Quốc đã âm thầm đóng tiếp không ít các giàn khoan khác Và có thể khoan sâu tối đa tới 10 có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, giàn khoan Hải Dương-943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng.

Tuy nhiên trang này cũng chưa cho biết thêm thông tin về giàn khoan thứ 2 nói trên. 6, nước này tiếp tục tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông Trung Quốc còn đang tiếp tục hoàn thiện thêm ba giàn khoan hiện đại khác trong năm tới, không dừng lại ở giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đang hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Tên lửa hành trình Trung Quốc - hiểm họa tiềm tàng

Tên lửa hành trình Trung Quốc - mối hiểm họa với tàu chiến Mỹ

Loại tên lửa đạn đạo tiêu diệt tàu sân bay từng gây xôn xao thế giới, nhưng các nhà phân tích quân sự Mỹ cho rằng thứ vũ khí đáng ngại nhất với các nhóm tàu sân bay của nước này chính là nhiều loại tên lửa hành trình rất cơ động của Trung Quốc.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc. Ảnh minh họa: junshi.xilu.com. 
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc. Ảnh minh họa: junshi.xilu.com. 
Thông tin trên được đưa ra trong bản báo cáo có tựa đề "Đánh giá tham vọng tên lửa hành trình của Trung Quốc" của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về Quân đội Trung Quốc, thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Mỹ. Báo cáo do ba tác giả Dennis M. Gormley, Andrew S. Erickson và Jingdong Yuan thực hiện.
"Một yếu tố quan trọng trong khoản đầu tư của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho năng lực chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) là việc phát triển và điều động một số lượng lớn các tên lửa hành trình chống hạm có tính chính xác cao (ASCM) cùng tên lửa hành trình đối đất (LACM) trên các bệ phóng từ mặt đất , trên không và trên biển", báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo cho rằng việc gia tăng các tên lửa hành trình, bệ phóng và hệ thống C4ISR của Trung Quốc đang tạo ra những thách thức mới trong quốc phòng và công cuộc chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đối với Mỹ và các đối tác trong khu vực. 
C4ISR (Command, Control, Communications, Computers, Intelligence, Surveillance and Reconnaissance) là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, điện toán, tình báo, giám sát và trinh sát. Hệ thống này có khả năng phòng thủ trước sự tấn công trong tác chiến điện tử, đồng thời chi viện trực tiếp, duy trì hiện đại hóa hệ thống vũ khí và các loại tên lửa của PLA.
Trong báo cáo, các tác giả còn cảnh báo về hàng loạt lợi thế mà tên lửa hành trình mang lại cho PLA. Ví dụ, tên lửa hành trình có thể được phóng từ đất liền, trên biển, hoặc bệ phóng trên không. Hơn nữa, vì có kích thước gọn, đòi hỏi tối thiểu thiết bị hỗ trợ, chúng có tính cơ động cao, do đó giảm thiểu nguy cơ bị tiêu diệt. Ngoài ra, tên lửa hành trình còn có tín hiệu hồng ngoại thấp, giúp chúng tránh sự định vị của các hệ thống phòng thủ tên lửa.
"Tốc độ có thể đạt tới siêu thanh, khả năng tránh radar và tầm bay rất thấp là những thách thức đối với các hệ thống phòng không, giám sát theo dõi. Những yếu tố này giúp nó có nhiều khả năng xâm nhập thành công vào hệ thống phòng thủ", báo cáo viết.
Hơn nữa, tên lửa hành trình còn có chi phí sản xuất thấp, vì vậy Trung Quốc có thể sở hữu một số lượng lớn loại vũ khí này. Điều này rất quan trọng bởi nó giúp PLA có thể phóng đi lượng tên lửa áp đảo hẳn số hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và các đồng minh hiện có.
Báo cáo nhấn mạnh Bắc Kinh tin rằng các tên lửa hành trình mang lại lợi ích lớn gấp 9 lần về chi phí so với việc phòng thủ, ứng phó với chúng. Do đó, PLA có thể sẽ khai thác yếu tố số lượng hơn là chất lượng, hoàn toàn đối lập với cơ cấu sức mạnh mà quân đội Mỹ vạch ra trong tương lai.
"Bằng cách bắn hàng loạt, có thể phối hợp cùng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình có khả năng tiêu diệt các hệ thống phòng thủ khi bắn tập trung vào một mục tiêu cụ thể trong thời gian ngắn", báo cáo lưu ý.
Dù DF-21D, loại tên lửa đạn đạo chống hạm được PLA gọi là "sát thủ diệt tàu sân bay" được nhiều người quan tâm trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu quốc phòng Mỹ cho rằng các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) của Trung Quốc mới chính là mối đe dọa lớn nhất với các hạm đội hàng không mẫu hạm (CSG) của Mỹ. 
Tên lửa hành trình chống hạm có một lợi thế quan trọng so với DF-21D ở chỗ chúng có thể được sử dụng với số lượng lớn và dường như có khả năng sống sót cao hơn cả lúc trước và sau khi phóng.
Báo cáo nhấn mạnh rằng ngoài việc có được những tên lửa hành trình phức tạp hơn, Trung Quốc còn đang mua sắm ngày càng đa dạng các loại tên lửa cùng với hệ thống bệ phóng. Điều này cũng hoàn toàn ngược với kế hoạch mà quân đội Mỹ, đặc biệt là hải quân, thực hiện trong những năm gần đây và trong tương lai nhãn tiền.
Tuy nhiên, việc sử dụng tên lửa hành trình có hiệu quả đòi hỏi những lý thuyết và tổ chức phức tạp. Ngoài ra, nó còn cần những năng lực phức tạp của C4ISR. Dù Trung Quốc đang có những bước tiến lớn trong lĩnh vực này, tác giả cũng nhấn mạnh rằng hệ thống radar tầm xa (OTH) vẫn còn là một thử thách đối với PLA. Bản thân radar OTH vẫn còn dễ bị tấn công và có thể sớm bị loại bỏ hoặc trở nên vô dụng trong một cuộc xung đột. Hơn nữa, chính các tàu của Trung Quốc cũng không được bảo vệ trước các tên lửa hành trình diệt hạm.
Như Tâm (theo Diplomat)

Đối thoại Việt - Trung về tình hình Biển Đông

Đối thoại cấp cao Việt - Trung bàn về Biển Đông

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam trong tuần này và dự kiến sẽ trao đổi về tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.

Theo người phát ngôn Lê Hải Bình, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam trong cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương Việt - Trung. Dự kiến, trong các cuộc gặp, vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép sẽ được đề cập. 
"Việt Nam luôn hết sức kiên trì trao đổi với mọi kênh thông tin đối thoại về vấn đề căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, vì vậy cuộc gặp chắc chắn sẽ là một kênh thảo luận để hai bên tìm ra giải pháp", ông Lê Hải Bình nói.
duong-khiet-tri-8837-1402967001.jpg
Ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Trước đó, tờ SCMP đưa tin ông Dương dự kiến sẽ có mặt tại Hà Nội ngày 17/6 để tham gia các vòng đối thoại của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Ủy ban này được thành lập năm 2006, tổ chức các cuộc gặp thường niên nhằm thảo luận về những vấn đề và dự án hợp tác song phương quan trọng. Năm 2007, Ủy ban từng bị gián đoạn khi các tàu tuần tra của Trung Quốc bắn một tàu đánh cá của Việt Nam, khiến một người thiệt mạng.
Chuyến thăm của ông Dương diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây sẽ là cuộc gặp cấp cao nhất giữa chính phủ hai nước, kể từ sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thông tin về chuyến đi của ông Dương được công bố khá muộn, theo các học giả, điều này nhấn mạnh tính chất phức tạp của thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ giữa bai bên. Theo Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam, ông Dương được dự kiến sẽ có buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
"Đây là một phiên họp thường kỳ để trao đổi về vấn đề hợp tác, tuy nhiên chủ đề chính trong bối cảnh hiện nay sẽ tập trung vào tình hình ở Biển Đông", ông Thủy nói với SCMP và cho biết cuộc hội đàm sẽ diễn ra vào ngày 17/6. Theo ông, Bắc Kinh được cho là đã từ chối hoặc bỏ qua đề nghị về các cuộc đối thoại cấp cao hơn từ phía Hà Nội. Hiện chưa rõ ông Dương có gặp các quan chức cấp cao hơn của Việt Nam trong chuyến đi này hay không.
tq-7538-1402539124.jpg
Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) chặn đường tàu Cảnh sát Biển Việt Nam gần khu vực giàn khoan 981. Ảnh: AFP
Trước đó, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 6/5 đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Thùy Linh