Đào tạo lái xe

Đào tạo lái xe
Showing posts with label kinh-nghiem-thi-lai-xe. Show all posts
Showing posts with label kinh-nghiem-thi-lai-xe. Show all posts

Hướng dẫn lái xe số sàn

Hướng dẫn lái xe số sàn - Cơ Bản

Xe ô tô số sàn là loại xe phổ thông nhất từ trước đến giờ, trước hết bạn cần phải biết một số kỹ thuật cơ bản. Và sau đây chúng tôi tổng hợp một số những lưu ý khi lái xe số sàn, coi đây như kinh nghiệm để các bạn có thể kiểm chứng.

 Kỹ thuật cơ bản xe ô tô số sàn

Ngày nay, các hãng sản xuất xe ôtô ngày càng chú trọng hơn vào hộp số tự động. Tuy nhiên, không vì vậy mà xe số sàn mất đi “chỗ đứng” riêng của mình.Trong bài biết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số kĩ thuật để đi xe số sàn đúng cách.
Dạy lái xe,học lái xe,đào tạo lái xe,lái xe số sàn
Học lái xe số sàn
Trong hầu hết các trung tâm dạy lái xe ôtô tại Việt Nam hiện nay, xe số sàn luôn được sử dụng để đào tạo học viên. Nhưng các kinh nghiệm lái xe thì không phải ai cũng biết, vì vậy rất dễ dẫn đến sai thao tác.
Một trong những sai lầm phổ biến là khi vào cua, tài xế trả về số N (số mo ) quá lâu. Khi xe vào cua, không nên ngắt li hợp mà chỉ nên nhả chân ga để giảm tốc độ. Khi vào cua mà bạn để cho xe chạy bằng quán tính bằng cách ngắt li hợp hay về số N thì bánh xe sẽ ít bám đường hơn là khi bạn nhấn ga nhẹ và để cho xe chạy chậm.
Sai lầm thứ hai là về số mo hay ngắt li hợp khi xuống đèo dốc để tiết kiệm nhiên liệu nhưng thực tế lại mất an toàn. Khi xe xuống đèo dốc mà không có lực hãm hỗ trợ từ hộp số sẽ khiến hệ thống phanh phải làm việc liên tục. Khi hệ thống phanh quá nhiệt thì phanh sẽ mất tác dụng và sẽ xảy ra tai nạn.
Một sai lầm nữa mà đôi khi ngay cả các giáo viên dạy lái cũng mắc phải: để tránh xe bị chết máy khi phanh, cần đạp chân côn (cắt ly hợp) trước khi đạp phanh. Đây là thao tác rất nguy hiểm khi mất đi khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Thật ra, thao tác cần thực hiện ngược hẳn: đầu tiên là chân phanh, và khi xe gần dừng hẳn mới đạp côn, cắt ly hợp.
Nhiều tài xế không sử dụng số thấp khi vượt. Khi lái xe trong thành phố thường phải chuyển số liên tục nhưng khi thời tiết xấu, số thấp là sự bảo đảm bổ sung cho an toàn. Tất nhiên, khi chuyển số xe không được lắc, giật. Thao tác chuẩn xác khi chuyển số là một trong những thước đo để đánh giá kinh nghiệm của người lái.
Khi vượt, bạn cũng có thể thực hiện kỹ thuật “chuyển số tắt” (có nghĩa là khi chuyển từ số thấp sang số cao hơn và bỏ qua một số trung gian nào đó). Chẳng hạn như từ 3 sang thẳng số 5 để tiết kiệm nhiên liệu. Sẽ phức tạp hơn nếu cần chuyển gấp về số thấp, chẳng hạn như số 4 về số 2. Trong trường hợp này, để tránh hỏng động cơ và ly hợp, vào thời điểm nhả chân côn, cần nhấn thêm chân phanh mạnh hơn so với bình thường.
dạy lái xe,học lái xe,đào tạo lái xe
Ảnh xe tập lái tại sân tập

Những lưu ý khi lái xe ô tô số sàn
Để có thể chủ động kiểm soát tình huống trên đường cũng như đạt mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý hơn khi sử dụng một chiếc xe số sàn, bạn nên chú ý đến một số thao tác lái xe sau đây:
1. Ra vào số đúng tốc độ:
Ngoài việc biết lái xe, bạn phải đi thế nào là tốt nhất cho xe như tránh mài côn, sang số khi máy còn yếu. Có một thực tế là hầu hết các bác tài ở Việt Nam thường sang số khi máy chưa đủ vòng tua khiến xe bị ì, không thoát máy. Nếu bạn chưa đạt đủ tốc độ đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc được (chạy ép số). Thông thường các hãng xe đều có ngưỡng sang số hợp lý không giống nhau nhưng trung bình vào khoảng 2.500 vòng/phút khi từ số 1 vào số 2. Nếu vào số hợp lý xe sẽ khỏe để vào các số sau và giữ cho máy bền hơn, cộng với thao tác sang số nhanh (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), xử lý chướng ngại vật trên đường tốt, bạn sẽ đi được nhanh và êm hơn.
2. Sử dụng chân côn hợp lý:
Khi sử dụng côn, điều làm côn mau mòn không phải là do dùng nhiều hay chạy rà côn mà chính là bạn cho côn tiếp xúc với bánh đà của máy một cách đột ngột hoặc tốc độ bánh đà của máy và sơ cấp ly hợp khi tiếp xúc không cùng vận tốc, tốc độ xe với vòng tua máy không phù hợp. Khi đạp – nhả côn, nếu xe bạn không khựng lại hoặc vọt tới có nghĩa là bạn thao tác đúng, khi nhả côn tiếng máy không thay đổi, tốc độ xe vẫn di chuyển êm ái là được.
Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
day lai xe,hoc lai xe,lai xe oto
Học lái xe số sàn
3. Chú ý khi dùng phanh tay:
Nhiều tài xế thường sử dụng phanh tay khi đề-pa ngang dốc và nếu có dấu hiệu tụt dốc lại xiết phanh tay. Thật ra phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ yêu cầu là giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Nếu cố gắng dừng xe mà chỉ dùng phanh tay thì sẽ thấy nó không thích hợp và nguy hiểm như thế nào. Nếu phanh tay không nhả ra hoàn toàn khi xe đang chạy sẽ dẫn đến sớm bị mòn, bố phanh láng bóng do hiện tượng trượt bố phanh, nhưng điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng. Bạn nên dùng cách đề-pa truyền thống lúc học lái xe, sẽ an toàn và dễ sử dụng hơn.
4. Đề-pa lên dốc khi đường tắc đường:
Nếu dùng theo cách như lúc học lái là dùng “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga” liên tục khi tắc đường trên dốc sẽ khiến bạn vã mồ hôi, chân tay bạn mỏi nhừ. Để depa lên dốc liên tục khi bị tắc đường ở dốc, bạn cần phải luyện thêm thật nhuần nhuyễn “côn – ga”, để có thể giữ xe đứng trên dốc chỉ bằng côn – ga nghĩa là âm côn và mớm ga vừa phải để xe đứng tại dốc, nếu xe có hiện tượng lùi bạn nên thêm chút ga, nếu xe hơi nhích bạn giảm chút ga.
5. Sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề-pa:
Điều sai lầm dẫn đến các tài xế bị tụt dốc lúc đề pa là quá trình nhả côn:
- Không điều khiển đc chân côn dẫn đến nhả côn quá tầm dẫn đến chết máy.
- Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được.
- Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%, bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhả thêm chút côn và ga thốc lên.
- Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.
Tóm lại trong quá trình từ lúc bắt đầu thực hiện cú đề-pa ngoạn mục của bạn thì tay phải của bạn luôn cầm lấy cái phanh tay và hãy thật bình tĩnh. Đối với những xe máy còn ngon có thể đề-pa như sau mà không cần kéo phanh tay:
- Đạp côn với phanh để dừng trên dốc.
- Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, đảm bảo lên dốc 100%. Cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy tình trạng mỏi chân.
6. Khi nào nên về số "mo"?

- Khi đang đi trên đường mà trả xe về số 0 là việc không nên làm vì thực tế không tiết kiệm xăng bao nhiêu mà còn làm cho quán tính của xe tăng lên đột ngột, khiến bạn sẽ khó mà kiểm soát được tốc độ, dễ bị mất lái, nếu ngay lúc đó gặp chướng ngại vật cần đạp phanh ngay thì phanh cũng không mấy hiệu quả.
- Về số 0 khi xuống dốc là một việc làm hết sức nguy hiểm, vì khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, không tài nào phanh phát huy tác dụng.
- Khi xe sắp đến đèn đỏ, bạn trả xe về số 0 để cho xe trôi tự do đến vạch dừng đèn đỏ cũng không nên bởi vì nếu phanh xe bạn không ăn thì xe của bạn sẽ đâm vào xe phía trước hoặc nếu có chướng ngại vật xuất hiện bất chợt phía trước thì bạn cũng khó tránh được vì khi đó xe bạn đã ở số 0 và xe của bạn đã ko còn động năng để mà di chuyển tiếp nữa.
Tóm lại khi đang di chuyển bạn nên hạn chế về số 0. Nếu gần đến vạch đỗ đèn đỏ bạn nên chủ động về số thấp để vừa giảm tốc độ chuẩn bị dừng đỗ vừa vẫn có thể duy trì tốc độ chủ động di chuyển khi cần tránh chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ.
học lái xe số sàn,dạy lái xe
Lưu ý khi lái xe số sàn
7. Vào buổi sáng, không nên nổ máy và đi ngay
Đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt. Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xi-lanh một cách đầy đủ. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành.

Hướng dẫn thi sát hạch thực hành lái xe ô tô B2

Đào Tạo Lái Xe Ô Tô

Hướng dẫn thi thực hành Lái Xe Bằng B2

Kinh Nghiệm Thi Sát Hạch Thực Hành Lái Xe

Thi bằng lái xe ô tô B2 với số điểm tốt là điều không phải ai cũng có thể làm được, có những phần thi lái đến “mòn cả phanh” mà vẫn tức anh ách chẳng hạn như đỗ xe và khởi hành xe trên dốc, lùi chuồng. Luyện tập chăm chỉ là cách duy nhất để các bạn vượt qua những khó khăn trong 10 bài thi trên sa hình. Dưới đây là các kỹ năng kinh nghiệm khi đi thi được mình tổng hợp từ nhiều người và cũng chính từ bản thân mình.

Kinh nghiệm thi lấy bằng lái xe B2, Điều đầu tiên nên kiểm tra kỹ càng cẩn thận xe trước khi nhận xe sát hạch.

Tuy rằng trước hôm thi lái xe, hội đồng và thanh tra đã kiểm tra đầy đủ nhưng bạn vẫn nên cẩn thận, tránh rủi ro hi hữu ảnh hưởng đến tâm lý cũng như kết quả của mình. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp bị trượt do xe. Nếu ta thấy có bất kì lỗi gì bất thường về xe thì phải yêu cầu hội đồng chấm thi xem xét và đổi xe khác cho mình ngay kể cả khi đang thi mà phát hiện thấy có lỗi do xe lập tức mở cửa xuống xe (vẫn nổ máy) và yêu cầu xem xét phúc khảo ngay lập tức. Bạn cũng nên kiểm tra lốp còn đủ hơi hay không, kiểm tra gương ngoài có đạt yêu cầu không, kiểm tra lẫy điều khiển của xe ô tô...(mấy cái này thì ít khi trục trặc nhưng vẫn nên cẩn thận, thông thường lỗi hay gặp là do máy điện tử chấm điểm tự động trên xe hoặc chip gắn dưới mặt đường).
thi bang lai xe,Thi bằng lái xe ô tô, kinh nghiệm thi bằng lái xe B2,dạy lái xe,học lái xe
Kiểm tra kỹ xe trước khi vào phần thi
Khi vào trong xe, kiểm tra lại gương lần nữa. Thử côn phanh ga số, bật tắt chìa khóa điện một hai lần, kiểm tra đồng hồ vòng tua có hoạt động, lúc đó hẵng ký giấy nhận xe.
Trước khi vào bài thi, các bạn lưu ý phải điều chỉnh ghế lái sao cho đạp hết chân côn thoải mái nhất, chỉnh lại gương ngoài hơi gập xuống nhìn vừa tầm của mình sao cho quan sát được lốp sau và vạch kẻ đường(đi thi mà chỉnh gương thẳng như bình thường thì rất khó căn chính xác). Gương giữa phải bao quát được phía sau với góc nhìn rộng nhất quan sát rõ phía sau. Nhai kẹo cao su để giảm bớt căng thẳng cũng là một mẹo hay khi vào phần thi lái xe thật. Nhớ dành một cái dán vào vị trí mà thường ngày các thầy vẫn dán băng dính để xác định cữ khi dừng xe ở bài dừng xe đúng vạch có tính điểm(cái này tùy từng xe và sân tập nhé). Lưu ý quan trọng, thắt dây an toàn trước khi xuất phát, nếu không muốn bị mất 5 điểm. Và bạn cũng đừng bao giờ quên thắt dây an toàn khi lái xe ô tô trên đường.
Khóa dạy học lái xe số sàn giá rẻ luyên thi lái xe B2 chất lượng và uy tín, học phí trọn gói chỉ 5.300.000đ
hotline tư vấn hỗ trợ: 0964141187 

Trước khi thi bằng lái xe B2 : nhớ kỹ chỗ nào cần xi nhan trong bài thi.

Nên nhớ kỹ những chỗ cần xi nhan trong bài thi sa hình, bởi chỉ cần quên không xi nhan trước khi đưa xe vào sa hình, là bạn đã bị mất 5 điểm. Nhớ những vị trí nào cần xi nhan trên sa hình để chuẩn bị trước, đây là một hình thức “học thuộc lòng” nhưng rất có ích. Trong cả bài thi sẽ có tổng cộng 4 lần phải bật xi nhan, 2 trái 2 phải,đầu tiên là xi nhan trái lúc xuất phát, rồi xi nhan trái qua ngã tư sau bài thi lùi chuồng, tiếp đến là xi nhan phải qua ngã tư sau bài thi thay đổi số và cuối cùng xi nhan phải để về đích(chú ý xi nhan này phải giữ tay nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị tự động tắt).

Kinh nghiệm cho bài thi “dừng và khởi hành xe ngang dốc”.

Phần thi này là dễ bị mất điểm và dễ bị loại nhất. Khi xe đã qua vạch cho người đi bộ, với xe khỏe thì các bạn thả tự do chân côn là xe cũng lên rồi còn không các bạn có thể bơm 1 chút ga hơn để có đà. Gần đến vạch dừng chừng 20cm, đạp côn kịch sàn đồng thời đạp nhẹ chân phanh, khi ”kẹo cao su” trùng với vạch dừng thì đạp mạnh phanh dứt điểm cho xe dừng hẳn. Ở bài này các bạn phải đỗ chính xác mới được điểm tuy nhiên mình khuyên các bạn không nên mạo hiểm vì chỉ cần quá vạch chút xíu thôi là đi về liền, thông thường mọi người đỗ non 1 chút chấp nhận mất 5 điểm để cho chắc ăn.Khi Xe dừng hẳn, kéo hết phanh tay, nhả côn thật từ từ đến khi vòng tua khoảng 1000 (liếc nhanh đồng hồ vòng tua).
 Thi 10 bài sa hình dừng và khởi hành ngang dốc, Thi bằng lái xe ô tô, kinh nghiệm thi bằng lái xe B2,dạy lái xe,học lái xe
Dừng và khởi hành ngang dốc là phần thi khó nhất
Lúc đó đầu xe rung như muốn chồm lên, chuyển nhanh chân phanh sang ga, nhả phanh tay, thêm ga, xe sẽ bò qua dốc.
Kinh nghiệm xương máu, nếu thấy xe ô tô trôi, phải kéo ngay phanh tay, nhớ đạp hết côn cho xe khỏi chết máy. Sau đó làm lại đề-pa. (xe trôi quá 50 cm là đi về). Nếu chết máy trên dốc cũng phải nhanh chóng kéo phanh tay, đạp hết côn, mở lại khóa điện để nổ máy, thao tác lại đề-pa (quá 30s cũng đi về).
Cách thứ 2 được mọi người dùng nhiều, chỉ dùng côn và phanh chân nên sẽ đơn giản hơn, đến điểm dừng lập tức côn phanh, khi xe đã dừng hẳn ngang dốc giữ nguyên chân phanh và thả từ từ nhẹ nhàng chân côn ra nghe tiếng máy thấy hơi gừ gừ đầu xe muốn chồm lên thì giữ chân côn cố định tại điểm đó khoảng 3-5s tiếp theo thả nhẹ nhàng chân phanh ra nếu xe không bị trôi thì ăn chắc 90% rồi(chú ý không thả hết chân phanh 1 cách đột ngột xe sẽ chết máy) tiếp theo đơn giản hơn nhiều nếu xe khỏe thì sẽ bò lên dốc luôn còn không các bạn nhả tiếp chân côn hoặc bơm thêm 1 chút ga thì xe sẽ lên. Cách này khá đơn giản và được mọi người áp dụng nhiều vì nó ít thao tác không phải dùng đến phanh tay chỉ cần chú ý đến 2 chân.
Kết thúc phần thi dừng và khởi hành ngang đốc ngon lành.

Kinh nghiệm cho bài thi “lái xe qua vết bánh xe”, “qua đường hẹp vuông góc”, và “ghép xe vào nơi đỗ”

Lái xe qua vết bánh xe cũng là một phần thi lái xe khó và đòi hỏi sự tập trung cao. Lưu ý trước khi vào bài các bạn phải mở rộng cua, lái thật chậm để có đủ thời gian và khoảng cách căn chỉnh thẳng xe, bó xe sát lề mà vẫn song song với lề. Khi  tập lái xe hầu hết các giáo viên đều mách nhỏ học viên dùng tâm vô lăng để căn chính xác sao cho từ mắt nhìn xuống vô lăng và  điểm đánh dấu cố định tại sân thi là 1 đường thẳng hàng(hầu hết sân nào cũng có nên các bạn thí sinh cứ hoàn toàn yên tâm và chỉ phải chú ý để xe đi thẳng theo hướng căn đó thì chắc chắn bánh xe sẽ vào đẹp.
Day lai xe,hoc lai xe, dạy lái xe,Thi bằng lái xe ô tô, kinh nghiệm thi bằng lái xe B2
 Bài thi “lái xe qua vết bánh xe”

Phần thi ”Qua đường hẹp vuông góc” và bài “Lái xe qua đường vòng quanh co” thì nên hoc lai xe một cách thật chậm, đỡ côn thật tốt làm sao cho xe di chuyển với tốc độ nhỏ nhất mà không bị dừng xe. Nhớ hai bài này phải bám lưng, căn tai gương đến đoạn cua thì phải hết lái thật nhanh và cẩn thận để bánh sau của xe đè vạch.

Phần thi lái xe ô tô ”lùi chuồng”.  

Sau khi xe song song với lề, cách lề khoảng 40 cm, xe thẳng lái thì từ từ tiến. Tay gương bên lái ngang với vạch vàng gần nhất ở cửa chuồng(có xe thì đến giữa chuồng)thì đánh hết lái sang phải. Hơi ngoái lại phía sau khi thấy vạch vàng thứ hai của cửa chuồng là đường thẳng tưởng tượng nối lên trùng với ”kẹo cao su” thì trả lại lái hai vòng. Lúc này mũi xe phía bên phụ đã tiến sát vạch ở lề đường phía bên kia mà không chạm vạch.(sân nào cũng sẽ có điểm đánh dấu cho các bạn dừng xe chỗ này nên các bạn cứ yên tâm).
16 300x225 Thi bằng lái xe ô tô, kinh nghiệm thi bằng lái xe B2,dạy lái xe,học lái xe
Lùi chuồng là phần thi gây khó khăn cho nhiều người
Luc này toàn bộ xe đã chếch so với mặt ngang của cửa chuồng một góc 45 độ. Lúc này thì đã đơn giản. Đạp hết côn, móc số lùi, vừa lùi vừa đánh lái sang trái 1,5 vòng. Khi tay gương ngang bằng với cửa chuồng, tức là đã tương đối cân xe, chỉ việc trả lại lái về bên phải 1,5 vòng. Đấy gọi là lấy lái sống tuy nhiên nếu chưa tự tin các bạn có thể lấy lái chết từ từ theo từng bước để cho chính xác. Lúc này xe đã thẳng lái, nằm cân giữa chuồng (kiểm tra lại bằng gương chiếu hậu)Tiếp tục lùi thật chậm cho đến khi nghe thấy tiếng bíp thì côn, phanh dừng xe. Khi đó trả lại số 1 tiến ra (chú ý khi lái xe ra vai các bạn phải quá cửa chuồng mới hết lái phải nếu không sẽ dễ bị chèn vạch).

Lưu ý trong quá trình thi sát hạch

Một điểm chú ý nữa là khi thấy xe khác đã vào bài thi của từng bài, tức là họ đã vào vạch tính điểm của bài đó rồi thì tuyệt đối không bám theo. Nếu bám theo sát họ, họ bị lỗi trừ điểm vì đè vạch thì xe bạn cũng bị trừ oan theo. Ngược lại xe bạn bị đè vạch thì xe trên cũng bị trừ oan, nếu hai xe quá gần nhau, đều nằm trong vạch tính điểm. Thế nên giữ khoảng cách tối thiểu 15m với xe trước.
Thi 10 bài sa hình Qua vệt bánh xe đường hẹp vuông góc 300x226 Thi bằng lái xe ô tô, kinh nghiệm thi bằng lái xe B2,dạy lái xe,học lái xe 
Những phần thi khác trong bài thi thực hành lái xe ô tô
Những phần thi khác là những phần thi đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng vẫn cần tuyệt đối tập trung khi lái xe trong sa hình. Không để mất điểm bởi những lỗi nhỏ, mắc từ 3-4 lỗi là phải thi lại rồi. Cái gì mới mà chẳng khó, trước khi trở thành họa sĩ, họ cũng phải dùng que đo, dây rọi để dựng hình. Thành họa sĩ thì mới dùng ”cảm giác”, cảm xúc trước vẻ đẹp của tạo hóa. Học lái xe ô tô chớ vội nóng nảy mất bình tĩnh khi không làm tốt bài thi nào đó thì. Nếu đã mất điểm thì lập tức bỏ qua những suy nghĩ linh tinh mà tập trung đến phần thi tiếp theo. Điều này cũng tuyệt đối áp dụng khi lái xe ô tô trên đường, chỉ có bình tĩnh, tập trung và thoải mái mới đem lại sự an toàn cao nhất khi tham gia giao thông.

Cuối cùng chúc các bạn thi lái xe ô tô đạt kết quả cao... ^^

Trung tâm dạy lái xe -  học lái xe B2 giá rẻ uy tín chất lượng tại Hà Nội - Gọi ngay 0964141187 để được tư vấn và đăng ký học các bạn nhé!

Kinh nghiệm thi lái xe (B2) trong hình cho các chị em

Kinh nghiệm thi thực hành lái xe trong hình:
Mình vừa thi lấy bằng B2 ở bãi Chèm – Trung tâm sát hạch Ngọc Hà. Có chút kinh nghiệm chia sẻ với chị em. Phần thi lý thuyết rất dễ có thể tìm rất nhiều bài hướng dẫn mẹo thi, tốt nhất là cài phần mềm của Trung tâm hoặc download phần mềm thi lý thuyết về nhà làm cho thành thạo.
day lai xe

Phần thi đường trường cũng không khó, hầu hết là đạt vì quan trọng là điều khiển xe tốt, vào số đều.

Phần thi trong hình là phần khó nhất mà chị em thường bị trượt vì vậy mình chia sẻ để chị em khi thi lấy bằng B2 có thêm thông tin.

Đa phần chị em phụ nữ bị tâm lý căng thẳng nên cần có sự chuẩn bị tốt về tinh thần.
Trong khi chờ thi tranh thủ vận động cơ thể, xoay cổ chân, vươn vai hít thở sâu.
Khi ngồi lên xe, hãy hít thở thật sâu để giảm căng thẳng, chỉnh ghế ngồi cho vừa chân, lưng ghế vừa đủ tựa, thả lỏng vai cho thoải mái. Có thể đạp thử vào côn, phanh để kiểm tra vị trí chân cho chuẩn.

Bắt đầu chuyển động xe ra vị trí: Ra số 1, hạ phanh tay, nhả côn từ từ. Chân trái luôn để ở côn và chân phải để phanh thôi. Không để chân ở ga nhé chỉ dùng ga cho bài 3 lên dốc và bài 12 Tăng tốc. Nếu sử dụng ga với tốc độ quá 24 km/h trong bài là bị trừ điểm. Nếu chị em chưa thành thạo, nhả côn nhanh quá dễ bị chết máy, cứ bình tĩnh đạp hết côn rồi xoay chìa khóa là xe nổ máy ngay. Mỗi lần chết máy bị trừ 5 điểm.

Bài 1: Xuất phát

Khi đưa xe vào vạch xuất phát nhớ xin nhan trái. Lưu ý khi nghe lệnh “bắt đầu” thì nhả côn cho xe đi, khi người qua vạch trắng có tiếng nhắc trong xe thì nhớ tắt xin nhan (nếu tắt xi nhan muộn hơn, tắt sớm hơn đều bị trừ 5 điểm).

Bài 2: Dừng xe cho người đi bộ

Điểm dừng này để không mất điểm thì căn thật chuẩn khi cách vạch cắt bê tông ~ 1 mét đạp nhẹ côn, khi vai ngang với đầu chữ S của STOP thì đạp phanh dừng đúng điểm luôn. Nếu đỗ không chuẩn sẽ bị trừ 5 điểm. 

Lưu ý:
- Quan sát nếu có xe phía trước đang lên dốc thì cho xe dừng tại đó (được phép dừng 2 phút) chờ cho xe trước vượt dốc rồi hãy đi tiếp. Tránh trường hợp xe trước tụt dốc dài tụt luôn vào cả đầu xe của mình. 

Bài 3: Đề pa lên dốc

Tốt nhất là làm theo bài như được học ở trường dạy, xe của Ngọc hà thường để galanti thấp nên cứ nhả côn để xe tự leo lên dốc (không cần dùng đến ga đâu) như vậy nếu chị em nào tay cứng có thể căn chuẩn để dùng côn phanh dừng đúng vạch (mình ăn chọn điểm này, cho dù thầy dặn là đừng tham lấy điểm hehehe…) đến điểm dừng vạch cắt bê tông đạp côn, phanh, cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay lên (lưu ý phải kéo hết phanh tay vì có trường hợp không kéo hết lại bị tụt dốc). Xoay chân từ phanh sang ga đạp nhẹ cùng lúc nhả côn. Tùy theo từng khả năng của mỗi người: có thể nhìn đồng hồ đo tốc độ ~ số 3, hoặc nhìn đầu xe hơi bổng lên là hạ phanh tay xe sẽ qua dốc ngon lành. 
Lưu ý:
- Đến hơn 80% thí sinh trượt ở bài này với các nguyên nhân: dừng xe quá vạch, tụt dốc, quá 30 giây không vượt qua dốc. Vì vậy, quan trọng nhất là bình tĩnh và xử lý tốt tình huống.
- Nếu chưa căn chuẩn được điểm dừng xe thì tốt nhất là dừng xe non (trước vạch) bị trừ 5 điểm nhưng an toàn. Khi mình tập cũng cố gắng dừng chuẩn nhưng bị quá vạch là bị tèo luôn. 
- Nếu đạp ga mạnh quá (đồng hồ tốc độ quá số 4 là bị trừ 5 điểm) nhưng lại qua được dốc, và khi qua dốc nên đạp nhẹ phanh để xe xuống dốc từ từ
- Có trường hợp đạp nhẹ ga, trong khi không nhả côn, hoặc nhả côn chậm mà hạ phanh tay là rất dễ tụt dốc.

Bài 4: Hàng đinh

Khi hết dốc, nên cho xe đi sát vào làn đường trong cùng để chỉnh xe vào hàng đinh cho dễ hơn. Khi mũi xe qua hết chữ B to ở dưới đường thì đánh lái sang trái để vào bài hàng đinh. Căn chỉnh xe thật thẳng với vỉa Batoa dọc với điểm đánh dấu trên kính xe trước khi cho xe đi qua vạch vàng vào bài. 

Cho xe đi từ từ, nhả côn từ từ tiến vào hàng đinh. Nếu nhìn vào gương bên phải bánh xe lệch sang bên nào thì đánh lái nhẹ sang bên ngược lại để vào chuẩn vệt bánh xe.
Khi gương trái của xe vào đến vạch vàng nổi trên đường hoặc vỉa batoa bên trái của hình chữ Z thì giữ côn đánh lái sang trái cho đến khi đầu xe xoay hết sang lòng đường, nhả côn từ từ để xe tiến lên. Trả tay lái nhanh tay nhìn sang gương phải ngang với vỉa batoa thì đánh lái sang phải để đi ra hết bài. 

Lưu ý:
- Các chị em khi tập nên chọn 1 lối để tập luyện nhiều cho thành thạo và căn cho chuẩn bánh xe. Theo kinh nghiệm của mình nên đi vào hàng thứ 1 vì chọn điểm căn là vỉa batoa phía trước và khi ra chỗ ngã tư đèn xanh đèn đỏ có độ dài đường dễ dừng xe hơn sẽ không bị khuất. 
- Nếu có xe trước đang ở trong bài thì tốt nhất dừng xe trước vạch vàng chờ cho xe đó đi hết bài hãy vào, tránh trường hợp xe trước bị mất điểm do đè vạch hay không đi vào hành đinh là mình cũng dễ bị dính điểm trừ theo. 
- Quan trọng là bình tĩnh, giữ côn và nhả từ từ vì nhả côn nhanh sẽ khó xử lý tình huống và dễ đè vạch nổi mầu vàng (bị trừ điểm) mà có khi con leo lên cả vỉa batoa là tèo luôn.
- Có trường hợp bị loại vì bánh xe không vào được hàng đinh vì vậy các chị em lưu ý căn chỉnh xe thật chuẩn ngay trước khi vào bài 

Bài 5: Ngã tư đèn xanh, đỏ

Qua bài chữ Z nếu thấy đèn xanh từ số 1 – 10 thì đi tiếp còn gần hết xanh hoặc đỏ thì các chị em dừng trước vạch vàng cho an toàn. Cứ đạp côn rồi phanh nhẹ là xe dừng ngon lành. Khi thấy đèn đỏ đến số 3 là nhả côn để đi tiếp. 

Lưu ý: 
- Nếu có xe đi trước mặt thì cách xa đuôi xe trước ~ 2 mét, còn nếu là xe tải thì ~ 3 mét cho an toàn. 
- Đừng có đi theo xe trước mà phải nhìn đèn xanh đỏ để điểu chỉnh xe đi hay dừng lại. Có trường hợp theo xe trước họ qua được đèn xanh còn mình thì bị dính đèn đỏ là tèo đấy.

Bài 6: Hình chữ S Bài này không khó, quan trọng đỡ côn từ từ cho xe vào bài, bám sát vạch vàng. Nên chọn lối đi thứ 2 vì rộng và dài hơn sẽ căn chuẩn hơn. 

Bài 7: Qua đèn xanh đỏ ở ngã tư Tương tự như bài 5

Bài 8: Lùi chuồng 

Khi mũi xe qua hết chữ B trên mặt đường thì đánh lái vào bài. Khi vào bài trả hết lái cho xe tiến thẳng và bám sát vỉa hè bên trái. Khi gương trái đến giữa chuồng thì đánh hết lái sang phải. Đỡ côn để xe từ từ xoay, nhìn gương trái khi xe đạt ~ 45o với cửa chuồng hoặc vai trái của mình nằm vào góc chữ A thì trả lái và đạp phanh dừng lại. Nếu chị em chưa thật nhanh tay thì có thể đánh lái chết cũng chẳng sao. Về số lùi và nhả côn từ từ đánh lái sang trái để lùi. Đến khi xe vào đến 30 cm từ cửa chuồng quan sát gương trái phải thấy xe cân đối thì trả lái thẳng và lùi xe vào cho đến khi bánh xe sau chạm vào vạch vàng và có tiếng Tu tu thì dừng lại đạp phanh ra số 1 để tiến ra khỏi chuồng. Khi vai phải ngang lối vào chuồng thì đánh lái sang phải ra khỏi bài.
Lưu ý:
- Khi có xe đang lùi trong chuồng thì cho xe dừng trước vạch vàng ở ngoài lối vào cho đến khi xe trước ra khỏi bài thì hãy vào. Nếu xe dừng quá sâu trong vạch vàng là bị tính thời gian thực hiện bài lùi chuồng (thời gian thực hiện bài này là 2 phút, quá thời gian sẽ bị trừ 5 điểm)
- Khi đánh lái chưa chuẩn để lùi thì phải quan sát gương để đánh lái sang trái nhiều khi góc quá rộng hoặc đánh lái sang phải một chút khi góc quá hẹp cho đến khi bánh xe cân đối để lùi chuồng.
- Hoặc khi xe tiến lên ít quá không đủ khoảng rộng để lùi, thì cứ bình tĩnh ra số 1 tiến lên một chút, căn chỉnh xe chuẩn và lùi lại.
- Căn chuẩn và luôn đỡ côn để xe từ từ thực hiện bài khi đi vào, tiến lên, lùi và đi ra để không đè vào vạch vàng nổi sẽ bị mất điểm

Bài 9: Qua đèn xanh đỏ Giống bài 5 và 7; 

Lưu ý:

- Ở bài này có biển tròn xanh mũi tên rẽ trái (hướng đi phải theo) vì vậy phải bật xin nhan trái nhé, nếu ko xin nhan là mất điểm.
- Nếu có xe đi thẳng từ hướng đi đối diện thì phải nhường đường cho họ đi trước. Tốt nhất khi thấy đèn xanh thì cho xe tiến lên đến giữa ngã từ chờ cho xe đi thẳng đi hết thì đánh lái sang trái vào làn đường của mình.

Bài 10: Dừng khẩn cấp 

Có 1 trong 3 điểm sau sẽ xảy ra báo hiệu khẩn cấp: 
1- Cây câu thứ 5 khi qua bài 9
2- Chân biển quảng cáo khi qua bài tăng tốc
3- Trên đường đi vào bài đèn xanh đỏ rẽ phải

Khi có tín hiệu còi hú liên tục, đèn D nháy nháy thì đạp côn, phanh, dừng hẳn xe lại, bấm vào nút khẩn cấp. Khi còi tututu và đồng hồ thời gian nhảy sang số 13 thì bấm tắt rồi nhả côn đi tiếp.

Lưu ý: 
- Khi có tín hiệu còi, phanh dừng xe ngay, bấm nút khẩn cấp trước giây thứ 3 nếu không sẽ bị trừ điểm
- Phải chờ đến còi tututu và đồng hồ báo khẩn cấp hết thời gian thì mới bấm tắt, nếu bấm tắt trước sẽ bị trừ điểm vì chíp chưa đọc kịp
- Khi trong bài chưa có báo hiệu khẩn cấp nếu xe đến 1 trong 3 địa điểm nhạy cảm có thể xảy ra báo hiệu, các chị em cứ đi từ từ và tập trung nghe tín hiệu và thực hiện bài. 

Bài 11: Dừng xe đường tầu đi qua: Tương tự bài 2

Bài 12: Tăng tốc

Bắt đầu vào vạch vàng của bài tăng tốc, các chị em nên đạp nhẹ ga lấy đà, khi có tín hiệu vào bài thì đạp hết côn vào số 2 sau đó nhả hết côn, đạp ga cho đến khi đồng hồ chỉ > 20 km <30 km. Cách biển tốc độ tối thiểu 20 km ~ 3 mét thì đạp côn, đạp phanh dừng trước vạch. Về số 1 cho xe đi tiếp, qua bài.

Lưu ý:
- Phải chờ tín hiệu tu ở xe mới được vào số 2, nếu vào số 2 trước tín hiệu sẽ bị trừ điểm
- Khi tăng số 2 phải đạp hết côn, nếu không sẽ dễ bị hóc số. Khi bị hóc số nên nhả côn ra và đạp mạnh côn vào lần nữa cho hết côn và vào lại số
- Khi tăng số 2 xong thì nhả hết côn để ga lên, có trường hợp không nhả hết côn và ga mạnh quá (đồng hồ tốc độ vượt quá số 4) là bị trừ 5 điểm.
- Phanh cho xe dừng trước vạch vàng, nếu dừng quá vạch vàng sẽ bị trừ điểm

Bài 13: Qua đèn xanh đỏ Tương tự bài 9; nhưng lần này là biển rẽ phải nên nhớ bật xin nhan phải, bật sớm trước và đừng tắt vì nếu bị tắt trước là bị trừ điểm.

Bài 14: Về Đích

Qua bài 13 các chị em khi rẽ phải nhớ trả thẳng lái và xin nhan phải cho đến khi qua vạch về đích vẫn giữ nguyên xi nhan. 
Lưu ý:
- Để thẳng lái, nếu các chị em chỉ cần đánh lại nhẹ là xin nhan bị tắt và bị trừ mất 5 điểm.

Chúc chị em thi lái xe tốt và sớm có bằng!

Hướng dẫn sử dụng số xe ô tô số sàn

Những bài học lái xe ôtô cơ bản: Sử dụng số


dạy lái xe oto,học lái xe số sàn

Học lái xe ô tô cơ bản

Sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn. Có một vị trí khá đặc biệt trên hộp số xe mà không phải ai cũng quan tâm và biết sử dụng hợp lý: vị trí N đối với xe số tự động và số 0 đối với xe số tay, mà chúng ta quen gọi là "mo". Về mặt cơ bản, nếu sử dụng sai, nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, và về lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn. N viết tắt từ "neutral", có nghĩa là vị trí số 0. Khi để ở vị trí này động cơ xe chạy không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí N (hay số 0) trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe gặp sự cố. Tuy nhiên, trong các tình huống phổ biến sau bạn cần hiểu rõ hơn về "số 0 rắc rối":

 1. Khi khởi động xe: Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí N (kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P (parking).

2. Khi dừng xe trong khoảng thời gian từ 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ): Đối với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi. Một số người lái có thói quen khi dừng đèn đỏ, với xe số tự động vẫn để số D và đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy lái xe vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ đèn đỏ - cách làm này sẽ làm hư hại hộp số, hao tốn nhiên liệu và cũng mỏi chân.

3. Khi xe đang chạy: Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D (drive) mà chạy thì với xe số sàn bạn thường phải chuyển số cho phù hợp với vận tốc và đoạn đường đang chạy, về số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản.

4. Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N, số 0: Đó là khi xe đang xuống dốc.Nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên việc về "mo" kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu (động cơ không tốn sức kéo mà lợi dụng dốc để chạy). Cách sử dụng này không đúng về kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm là bao. Trong một chuyến off-road của câu lạc bộ Phụ nữ Xe hơi các thành viên đã từng chia sẻ kinh nghiệm này và được kỹ thuật viên cảnh báo: Về số N trong khi xuống dốc là tự sát, bởi khi đó số N ngắt truyền động giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc, bánh xe nhờ quán tính còn lao nhanh hơn khi có động cơ làm chủ khiến bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chóng mòn và hư. Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năng kiểm soát được. Vì vậy khi xuống dốc, hãy cài số 2 hoặc 3, thậm chí số 1 tùy theo độ dốc. Và hãy nhớ, số mo rất "hợp cạ" với phanh (thắng). Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh. Trên đây là bài học lái xe ô tô cơ bản về sử dụng số.