Đào tạo lái xe

Đào tạo lái xe

Toàn Cảnh Tình Hình Biển Đông ngày 12-05

Toàn cảnh tình hình biển đông ngày 12/05

Trực thăng B.7112 của Trung Quốc bay 2 vòng phía trên tàu CSB 8003 và Trường Sa 22 của Việt Nam với độ cao 250-300m, ở khu vực có nhiều tàu Trung Quốc hoạt động.

 TQ-tan-cong-2-5204-1399900315.jpg
Dẫn nguồn từ  Cục Cảnh sát biển Việt Nam, VTV cho biết, ngày 12/5, các tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu quân sự, máy bay của Trung Quốc tiếp tục ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981.
Vào lúc 8h40 phút, tại tọa độ 15 độ 22 phút - 111 độ 9 phút, cách Nam giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 7 hải lý, tàu Hải cảnh 3401 của Trung Quốc sử dụng vòi rồng phun nước vào tàu Trường Sa 22 của Việt Nam.
Vào lúc 9h, tàu CSB 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam ở tọa độ 15 độ 31 phút 48 giây – 111 độ 4 phút 30 giây, cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 7,3 hải lý đã phát hiện tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc mang số hiệu 534 áp sát, cách tàu 8003 khoảng 3 hải lý.
9h21 phút, hai tàu Hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu 3411và 3210 tiếp cận phía đuôi và mũi tàu CSB 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam ở cự ly khoảng 300-500m.
Từ 9h15 phút đến 9h30 phút, máy bay trực thăng B.7112 của Trung Quốc bay 2 vòng phía trên tàu CSB 8003 và Trường Sa 22 của Việt Nam với độ cao 250-300m trong khu vực có nhiều tàu Trung Quốc hoạt động. Tàu 3411 và một tàu khác của Trung Quốc liên tục bám sát tàu CBS 8003 và 2013 ở khoảng cách khoảng 500m.
Phó tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho VnExpress biết, tình hình ở khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Trước đó, trong hai ngày qua, Trung Quốc mở rộng phạm vi cấm tất cả các loại tàu bè hoạt động quanh giàn khoan, đồng thời sử dụng nhiều tốp máy bay, trong đó có máy bay quân sự tham gia bảo vệ giàn khoan này.
Tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam bị hư hỏng do tàu Trung Quốc tấn công. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.
Hải Dương 981 là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.
Đây là thế hệ giàn khoan kết hợp các thiết kế, công nghệ và thiết bị mới của thế giới. Giàn khoan được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Nó được đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, vị trí ở phía nam Hong Kong.
Hoàng Thùy

Trung Quốc huy động máy bay tiêm kích bảo vệ giàn khoan trái phép

Trung Quốc huy động máy bay tiêm kích bảo vệ giàn khoan trái phép

Từ căn cứ trung tâm, máy bay tiêm kích của Trung Quốc bay vào không phận Việt Nam, phía trên các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ thực thi luật pháp trên biển.
Chiều 11/5, Phó tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu choVnExpress biết, tình hình ở khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép vẫn rất căng thẳng. Nếu như trong hai ngày qua, phạm vi cấm tất cả các loại tàu bè hoạt động quanh giàn khoan mở rộng đến khoảng 10 hải lý (trên 18,5 km), thì hôm nay Trung Quốc tăng cường thêm máy bay tiêm kích bảo vệ, hạ thấp độ cao.
Theo ông Thu, từ khi xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc vẫn sử dụng nhiều tốp máy bay nhưng bay ở độ cao. Riêng hôm nay, tốp máy bay tiêm kích hạ thấp độ cao, tiếp cận gần với tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam, chỉ cách 800-1.000 m. "Cảnh sát biển chưa đọc được số hiệu của máy bay tiêm kích, mới đọc được số hiệu máy bay trinh sát cánh bằng là 9401 khi nó lượn trên không khu vực tàu CSB 8003 của ta", ông Thu cho hay.
TQ-tan-cong-VN-2497-1399808281.jpg
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.
Phó tư lệnh Cảnh sát biển thông tin, về cơ bản, Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng bảo vệ giàn khoan như hôm qua, tức là khoảng 79 tàu các loại thuộc 6 lực lượng, trong đó có 3 tàu quân sự gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753.
Các tàu Trung Quốc vẫn chủ động chặn mũi, chặn hướng, dùng vòi rồng công suất lớn tấn công... để ngăn cản tàu Cảnh sát biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam, không cho tiến lại gần giàn khoan. Trong khi đó, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn kiên nhẫn dùng loa tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Cũng trong ngày hôm nay, tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. "Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng thông báo rằng, Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
Thủ tướng đề nghị ASEAN khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển... và đưa các nội dung về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này.
Trước đó, 5h22 sáng 1/5, các tàu kiểm ngư của Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm hạ đặt khoan thăm dò Hải Dương - 981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Hơn 70 tàu các loại trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa và máy bay tuần tiễu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan.
Phía Việt Nam đã sử dụng lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Ít nhất 9 người trong lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã bị thương trong các cuộc đụng độ, tấn công của lực lượng Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối quyết liệt, mạnh mẽ. Các nước Mỹ, Nhật, ASEAN bày tỏ sự quan tâm đặc biệt, yêu cầu các bên không sử dụng vũ lực.
Hoàng Thùy

Thủ tướng: 'Hành động của Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm'

Thủ tướng: 'Hành động của Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm'

Trong lần đầu tiên chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo rằng Trung Quốc đang gia tăng các hành động cực kỳ nguy hiểm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Naypyitaw, Myanmar. Ảnh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Naypyitaw, Myanmar. Ảnh: AFP
Tuyên bố của Thủ tướng được đưa ra tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar hôm nay. Ông có một bài diễn văn trong đó nhấn mạnh đến an ninh ở Biển Đông.
"Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói. 
"Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương".
"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông".
Thủ tướng thông báo rằng Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. "Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vu khống, đổ lỗi, tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn", ông cho biết.
"Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình để gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế giới. Song, Việt Nam cực lực phản đối các hành động vi phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế", Thủ tướng khẳng định. 
"Chúng tôi trân trọng cám ơn và khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam", ông Dũng nói.
Thủ tướng đề nghị ASEAN tăng cường đoàn kết và khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, phải đặc biệt tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng ASEAN thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử COC.
Thủ tướng đề nghị đưa các nội dung nêu trên về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố của Hội nghị và tuyên bố chủ tịch hội nghị Cấp cao ASEAN lần này. Việt Nam cũng đánh giá cao việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 10/5 đã nhất trí thông qua một Tuyên bố riêng về tình hình nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông, thể hiện rõ sự đoàn kết, vai trò trung tâm, tinh thần chủ động và trách nhiệm cao của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa ra các đề xuất của Việt Nam về lộ trình xây dựng và tương lai của cộng đồng ASEAN và ủng hộ việc thông qua Tuyên bố Naypyitaw về xây dựng Cộng đồng ASEAN làm văn kiện định hướng cho các hoạt động trong năm 2014.
ttg-2.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN hôm nay. Ảnh:Việt Anh
Vũ Hà - Việt Anh

Hà Nội - Đà Nẵng - Sài Gòn đoàn kết bảo vệ chủ quyền đất nước

Sáng 11/5, hàng nghìn người dân Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đã tập trung và diễu hành qua nhiều con phố phản đối hành động của Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
tinh tinh bien dong  
Từ 7h30 sáng 11/5, hàng nghìn người thủ đô đã kéo đến tượng đài Lê Nin đối diện Đại sứ quán Trung Quốc (phố Hoàng Diệu, Hà Nội) để phản đối hành động hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Ảnh: Quý Đoàn.
tinh tinh bien dong  
Lượng người tham gia phản đối ngày càng đông, khi một chiếc xe thương binh chạy đến, nhiều người đã trèo lên trên nóc xe, bắt nhịp để những người khác cùng hô vang khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
tinh tinh bien dong  
Người tham gia phản đối không được đứng trên vỉa hè phố Hoàng Diệu mà phải đứng sau hàng rào của Vườn hoa Lê Nin nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Toàn bộ đoạn phố Hoàng Diệu đoạn chạy qua trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc bị phong tỏa. Ảnh: Đức Hiệp.
tinh tinh bien dong  
Hoàng Sa, Trường Sa, Tổ quốc và sự đồng lòng... là những từ được nhắc nhiều trong các khẩu hiểu, biểu ngữ mà người dân mang theo. Ảnh: Hoàng Phương.
tinh tinh bien dong  
Đến 10h, khoảng 1.000 người đã rời khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, đi theo phố Hàng Bông để ra Hồ Hoàn Kiếm. Nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho người đoàn người, các cửa hàng kinh doanh trên con phố sầm uất nhất nhì thủ đô tạm thời được đóng cửa. Ảnh: Trịnh Thắm.
tinh tinh bien dong  
Hô vang khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, người dân còn cùng nhau hát những bài quen thuộc như Quốc ca, Dậy mà đi... để thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng trong cuộc đấu tranh chống hành động sai trái của Trung Quốc. Ảnh: Trịnh Thắm.
tinh tinh bien dong  
Nhiều em nhỏ được người thân cho cùng tham gia cuộc tuần hành em vừa đi vừa hô khẩu hiệu phản đối như cha, anh mình. Ảnh: Trung Vũ.
tinh tinh bien dong  
Khoảng 11h, đoàn người ra đến khu vực Bờ Hồ trong điều kiện thời tiết khá nóng bức, tụ tập thêm một thời gian rồi giải tán trong trật tự. Ảnh: Võ Hải.
tinh tinh bien dong  
Cũng trong sáng nay, hơn 3.000 người Đà Nẵng tập trung tại công viên Bạch Đằng, dưới chân cầu Rồng, căng băng rôn, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi thềm lục địa Việt Nam.
Đoàn người đi qua các phố lớn, liên tục hô to khẩu hiệu: "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam", "Dỡ bỏ giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi biển Đông". Ảnh: Anh Tuấn.
tinh tinh bien dong  
Cùng với Hà Nội và Đà Nẵng, tại TP HCM, 8h30 sáng nay hàng nghìn người dân, văn sĩ, trí thức mang theo cờ và biểu ngữ, khẩu hiệu phản đối Trung Quốc bắt đầu từ Nhà hát thành phố, tuần hành qua đường Đồng Khởi, Nhà thờ Đức Bà rồi dừng ở ngã tư Nguyễn Đình Chiểu, gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM. Ảnh: Hữu Công.
tinh tinh bien dong  
Đoàn người giương cao khẩu hiệu, hô vang: "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam". Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát giao thông giữ trật tự quanh khu vực, phong tỏa các tuyến đường đoàn người đi qua để giữ trật tự. Ảnh: Hữu Công.
tinh tinh bien dong  
Nhằm đảm bảo an ninh, cảnh sát cơ động đã thiết lập hàng rào, triển khai lực lượng ở khu vực xung quanh lãnh sự quán Trung Quốc. Cuộc tụ tập phản đối hành động của Trung Quốc đã kết thúc trong trật tự. Ảnh: Hữu Công.

Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố lịch sử của ASEAN

Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố lịch sử của ASEAN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khăng khăng cho rằng tranh chấp Biển Đông chỉ được giải quyết song phương, sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra tuyên bố chung đặc biệt về an ninh Biển Đông hôm qua.
Bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo hôm 7/5. Ảnh: fmprc
Bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Press TV.
Hãng thông tấn Xinhua dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN.
Bắc Kinh lâu nay chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông với từng quốc gia, trong khi các nước liên quan trực tiếp như Việt Nam và Philippines, các nước quan tâm gồm Mỹ và ASEAN, ủng hộ cách tiếp cận đa phương để giải quyết vấn đề. Các chuyên gia cho rằng chiến thuật của Bắc Kinh là muốn bẻ từng chiếc đũa, tận dụng lợi thế vượt trội của mình trong mỗi cuộc đàm phán tay đôi.
Bà Hoa còn nói rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc cùng với ASEAN để tiếp tục thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002.
Lời của bà Hoa được đưa ra sau khi ngoại trưởng các nước ASEAN đưa ra thông báo riêng về tình hình Biển Đông  Tuyên bố nêu rõ các nước trong ASEAN bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi một giải pháp hòa bình.
Tuyên bố được đưa ra một tuần sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan nước sâu tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và trái luật pháp quốc tế, gây đụng độ và căng thẳng trên Biển Đông. Việc làm này trái với tinh thần của DOC và luật pháp quốc tế
Trong bản tuyên bố đặc biệt, các bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Trung Quốc ký với ASEAN bản thỏa thuận về DOC năm 2002, cam kết kiềm chế và không tiến hành các hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên văn bản này không có tính ràng buộc, và hai bên đang thảo luận xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các diễn biến nóng bỏng liên quan đến Biển Đông được cho là sẽ bao phủ nội dung cuộc họp cấp thượng đỉnh của ASEAN hôm nay. Tổng thống Philippines Aquino, trước khi đến hội nghị, khẳng định rằng "ASEAN phải đối mặt và đương đầu với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc" trên Biển Đông.
Như Tâm