Đào tạo lái xe

Đào tạo lái xe

Hà Nội - Đà Nẵng - Sài Gòn đoàn kết bảo vệ chủ quyền đất nước

Sáng 11/5, hàng nghìn người dân Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đã tập trung và diễu hành qua nhiều con phố phản đối hành động của Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
tinh tinh bien dong  
Từ 7h30 sáng 11/5, hàng nghìn người thủ đô đã kéo đến tượng đài Lê Nin đối diện Đại sứ quán Trung Quốc (phố Hoàng Diệu, Hà Nội) để phản đối hành động hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Ảnh: Quý Đoàn.
tinh tinh bien dong  
Lượng người tham gia phản đối ngày càng đông, khi một chiếc xe thương binh chạy đến, nhiều người đã trèo lên trên nóc xe, bắt nhịp để những người khác cùng hô vang khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
tinh tinh bien dong  
Người tham gia phản đối không được đứng trên vỉa hè phố Hoàng Diệu mà phải đứng sau hàng rào của Vườn hoa Lê Nin nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Toàn bộ đoạn phố Hoàng Diệu đoạn chạy qua trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc bị phong tỏa. Ảnh: Đức Hiệp.
tinh tinh bien dong  
Hoàng Sa, Trường Sa, Tổ quốc và sự đồng lòng... là những từ được nhắc nhiều trong các khẩu hiểu, biểu ngữ mà người dân mang theo. Ảnh: Hoàng Phương.
tinh tinh bien dong  
Đến 10h, khoảng 1.000 người đã rời khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, đi theo phố Hàng Bông để ra Hồ Hoàn Kiếm. Nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho người đoàn người, các cửa hàng kinh doanh trên con phố sầm uất nhất nhì thủ đô tạm thời được đóng cửa. Ảnh: Trịnh Thắm.
tinh tinh bien dong  
Hô vang khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, người dân còn cùng nhau hát những bài quen thuộc như Quốc ca, Dậy mà đi... để thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng trong cuộc đấu tranh chống hành động sai trái của Trung Quốc. Ảnh: Trịnh Thắm.
tinh tinh bien dong  
Nhiều em nhỏ được người thân cho cùng tham gia cuộc tuần hành em vừa đi vừa hô khẩu hiệu phản đối như cha, anh mình. Ảnh: Trung Vũ.
tinh tinh bien dong  
Khoảng 11h, đoàn người ra đến khu vực Bờ Hồ trong điều kiện thời tiết khá nóng bức, tụ tập thêm một thời gian rồi giải tán trong trật tự. Ảnh: Võ Hải.
tinh tinh bien dong  
Cũng trong sáng nay, hơn 3.000 người Đà Nẵng tập trung tại công viên Bạch Đằng, dưới chân cầu Rồng, căng băng rôn, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi thềm lục địa Việt Nam.
Đoàn người đi qua các phố lớn, liên tục hô to khẩu hiệu: "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam", "Dỡ bỏ giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi biển Đông". Ảnh: Anh Tuấn.
tinh tinh bien dong  
Cùng với Hà Nội và Đà Nẵng, tại TP HCM, 8h30 sáng nay hàng nghìn người dân, văn sĩ, trí thức mang theo cờ và biểu ngữ, khẩu hiệu phản đối Trung Quốc bắt đầu từ Nhà hát thành phố, tuần hành qua đường Đồng Khởi, Nhà thờ Đức Bà rồi dừng ở ngã tư Nguyễn Đình Chiểu, gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM. Ảnh: Hữu Công.
tinh tinh bien dong  
Đoàn người giương cao khẩu hiệu, hô vang: "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam". Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát giao thông giữ trật tự quanh khu vực, phong tỏa các tuyến đường đoàn người đi qua để giữ trật tự. Ảnh: Hữu Công.
tinh tinh bien dong  
Nhằm đảm bảo an ninh, cảnh sát cơ động đã thiết lập hàng rào, triển khai lực lượng ở khu vực xung quanh lãnh sự quán Trung Quốc. Cuộc tụ tập phản đối hành động của Trung Quốc đã kết thúc trong trật tự. Ảnh: Hữu Công.

Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố lịch sử của ASEAN

Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố lịch sử của ASEAN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khăng khăng cho rằng tranh chấp Biển Đông chỉ được giải quyết song phương, sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra tuyên bố chung đặc biệt về an ninh Biển Đông hôm qua.
Bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo hôm 7/5. Ảnh: fmprc
Bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Press TV.
Hãng thông tấn Xinhua dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN.
Bắc Kinh lâu nay chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông với từng quốc gia, trong khi các nước liên quan trực tiếp như Việt Nam và Philippines, các nước quan tâm gồm Mỹ và ASEAN, ủng hộ cách tiếp cận đa phương để giải quyết vấn đề. Các chuyên gia cho rằng chiến thuật của Bắc Kinh là muốn bẻ từng chiếc đũa, tận dụng lợi thế vượt trội của mình trong mỗi cuộc đàm phán tay đôi.
Bà Hoa còn nói rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc cùng với ASEAN để tiếp tục thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002.
Lời của bà Hoa được đưa ra sau khi ngoại trưởng các nước ASEAN đưa ra thông báo riêng về tình hình Biển Đông  Tuyên bố nêu rõ các nước trong ASEAN bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi một giải pháp hòa bình.
Tuyên bố được đưa ra một tuần sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan nước sâu tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và trái luật pháp quốc tế, gây đụng độ và căng thẳng trên Biển Đông. Việc làm này trái với tinh thần của DOC và luật pháp quốc tế
Trong bản tuyên bố đặc biệt, các bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Trung Quốc ký với ASEAN bản thỏa thuận về DOC năm 2002, cam kết kiềm chế và không tiến hành các hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên văn bản này không có tính ràng buộc, và hai bên đang thảo luận xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các diễn biến nóng bỏng liên quan đến Biển Đông được cho là sẽ bao phủ nội dung cuộc họp cấp thượng đỉnh của ASEAN hôm nay. Tổng thống Philippines Aquino, trước khi đến hội nghị, khẳng định rằng "ASEAN phải đối mặt và đương đầu với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc" trên Biển Đông.
Như Tâm

Người dân tiếp tục xuống đường phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và TP.HCM

"Ủng hộ Chính phủ, phản đối Trung Quốc" - dòng người hô to trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sự quán nước này ở TP HCM sáng 11/5 để yêu cầu dừng ngay các hành động bất hợp phát tại vùng biển Việt Nam.
10h20, đoàn người tham gia phản đối đã tách ra làm hai. Một phần tiếp tục đứng trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc. Phần còn lại mang theo cờ, khẩu hiểu đi ngược lên phía Hàng Bông để ra Bờ Hồ.
Đoàn người đi từ tượng đài Lê Nin diễu qua Hàng Bông, lên Hồ Hoàn Kiếm ước chừng 1.000 người. Họ hát quốc ca, hát những bài về biển đảo. Càng đi số người nhập vào đoàn càng đông.
Lực lượng trật tự đã đề nghị bà con kinh doanh trên phố Hàng Bông tạm dừng kinh doanh để đoàn người đi qua trong trật tự. Khoảng 10h30, đoàn người qua tòa nhà Hàm cá mập và tiếp tục tiến ra hồ Gươm.
Khoảng 10h, sau hơn hai tiếng đồng hồ hô vang khẩu hiệu, những người biểu tình bắt đầu nói chuyện về lịch sử, về chủ quyền, về sự đoàn kết của các cựu binh. Những tràng pháo tay vang lên giòn giã. Người phía trong Đại sứ quán Trung Quốc tiếp tục chụp ảnh và quay phim.
Nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Huần, Tam Dương (Vĩnh Phúc) đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan. "Chúng tôi là phụ nữ nhưng cũng không thể ngồi yên trước hành động ngang ngược này. Chúng tôi từng chiến đấu gian khổ để giành độc lập cho dân tộc, nên không dễ dàng để Trung Quốc leo thang như vậy", bà Huần nói.
Trưa Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ dự báo có thể lên đến 36 độ C, nhưng những âm thanh hô vang bảo vệ Việt Nam vẫn không giảm.
phunu-2871-1399778610.jpg
9h18, trong Đại sứ quán Trung Quốc xuất hiện một số người dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình ảnh người Việt Nam tụ tập bên ngoài.
Ba thanh niên Việt Nam với áo in hình I love Ha noi, Viet Nam (Tôi yêu Hà Nội, Việt Nam) tay vẫy lá cờ đỏ sao vàng, giấy in "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" bắt nhịp cho mọi người cùng hô vang những câu khẩu hiệu phản đối Trung Quốc.
Xe thương binh dán khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam là bất khả xâm phạm, chúng ta không thể đứng im cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm", được đưa đến trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc.
cuubinh-3394-1399778610.jpg
Có mặt trong đoàn mít tinh, nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ với VnExpress: "Là con dân của đất Việt, tôi lần đầu tiên tham gia cuộc biểu tình, chống lại ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Chính phủ, Quốc hội Mỹ, Nhật và người dân nhiều nước trên thế giới đã ủng hộ chúng ta, lên án hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc".
9h10, đoàn người đứng đã chật kín cả vườn hoa Lê Nin. "Chúng tôi yêu Việt Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết cùng với chính phủ, quân đội, ủng hộ các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo", một người dân nói.
Em Nghiêm Minh Trị, học sinh Trường tiểu học Cát Linh cùng với bố và em gái đi phản đối Trung Quốc, hô khẩu hiệu cùng những người xung quanh. Người cha giảng giải cho các con nguyên nhân vì sao người dân Việt Nam lại tập trung phản đối Trung Quốc. "Lớn lên con muốn làm bộ đội để bảo vệ tổ quốc", Trị nói.
Bé Nghiêm Minh Trị đi cùng gia đình đến phản đối Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Thùy.
Bé Nghiêm Minh Trị đi cùng gia đình đến phản đối Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Thùy.
7h30 sáng 11/5, dòng người kéo về tập trung trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ngày một đông, biểu tình ôn hòa để phản đối hành vi xâm phạm thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc, ủng hộ Chính phủ bảo vệ chủ quyền. Họ giương cao khẩu hiệu: "Đồng hành cùng Chính phủ bảo vệ tổ quốc, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.
d1-5995-1399774335.jpg
Người dân tụ tập phản đối hành động của Trung Quốc tại vườn hoa đối diện Đại sứ quán Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
Hàng nghìn người có mặt với đầy đủ thành phần, có cả những người trong trang phục cựu binh, mặc áo in hình cờ tổ quốc. Các cựu binh từng chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang) cũng đến đây để phản đối. "Từng trải qua chiến tranh nên không muốn con cháu phải sống những ngày gian nan đó, chúng tôi muốn giải quyết ôn hòa", ông Nguyễn Ngọc Thạch, chiến sĩ sư đoàn 356 chiến đấu ở Vị Xuyên nói.
Các cựu binh trong trang phục bộ đội, mang theo ảnh Hồ Chủ tịch, tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều khẩu hiệu phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam.
d2-8406-1399774335.jpg
Người dân mang cờ cùng nhiều khẩu hiệu phản đối hành động của Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
"Tôi là người Việt Nam và không thể ngồi nhìn Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ đất nước", ông Chu Việt, cựu chiến binh phường Kim Mã, Hà Nội nói.
Người đến ngày càng đông. Đám đông liên tục hô vang "Đả đảo Trung quốc, Việt Nam Hồ Chí Minh muôn năm". Đoàn người cũng đọc lớn bài thơ Nam Quốc sơn hà, hát Quốc ca và vỗ tay vang dội. Một cụ già giơ tấm biển viết tay: "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình" của Nguyễn Bỉnh Khiểm.
be-3894-1399776970.jpg
Một em bé theo gia đình đi mít tinh. Ảnh: Phạm Phạm.
Từ sáng sớm, tất cả lực lượng công an được huy động, có mặt khắp các cung đường, ngã rẽ dẫn vào Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng kiểm soát quân sự cũng có mặt làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, đảm bảo trật tự.
Xe của công an phường trước cổng Đại sứ quán phát thanh nói về tình hình những ngày qua, với nội dung kêu gọi đồng bào bình tĩnh, hãy yêu nước theo cách của bản thân, góp phần bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Đồng thời khẳng định hành động ngang ngược của Trung Quốc đi ngược lại với Luật biển và quan hệ hữu nghị của hai nước.
Trong khi đó, cửa Đại sứ quán Trung Quốc vẫn đóng kín. Các hàng rào sắt được dựng phía trước cổng đại sứ, lực lượng bảo vệ đứng trước rào chắn làm nhiệm vụ.
d5-1319-1399775298.jpg
Người dân tụ tập trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
Không khí trước Đại sứ quán Trung Quốc ngày càng nóng. Dòng người đổ về liên tục.
Tại TP HCM
8h30 đoàn biểu tình băng rôn và biểu ngữ bắt đầu từ Nhà hát thành phố, diễu hành qua đường Đồng Khởi, Nhà thời Đức Bà rồi tiến về Hai Bà Trưng, dừng ở ngã tư Nguyễn Đình Chiểu, gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM. Họ hô vang các khẩu hiệu: "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"...
bt1-3410-1399778784.jpg
Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát giao thông giữ trật tự quanh khu vực, phong tỏa các tuyến đường đoàn mít tinh đi qua để giữ trật tự. Hàng chục cảnh sát cơ động xếp hàng ngăn đoàn biểu tình tiếp cận Lãnh sự quán. Sau khi được công an giải thích, đoàn biểu tình vòng qua đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ con rùa, đường Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng rồi trở về gần Lãnh sự quán tiếp tục hô vang khẩu hiệu.
bt3-8046-1399778784.jpg
Trước đó, ngày 10/5, người TP HCM đã tập trung trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc với các biểu ngữ: "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam".
Nhiều em nhỏ cũng được bố mẹ cho tham gia đoàn người phản đối Trung Quốc. Gương mặt ngây thơ của các em nhìn về phía cổng Đại sứ quán đang đóng kín. Những người dân cho biết, họ đang đoàn kết một lòng , phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam.
Nhóm phóng viên
* Tiếp tục cập nhật.

ASEAN ra tuyên bố riêng về Biển Đông

Lần đầu sau gần 20 năm, ASEAN ra tuyên bố riêng về Biển Đông

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN thể hiện sự quan ngại sâu sắc về những vụ việc trên Biển Đông và kêu gọi các bên liên quan không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trong tuyên bố dành riêng về Biển Đông phát đi hôm nay.
ngoai-truong-asean-9548-139972-7024-8610
Các ngoại trưởng ASEAN và Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh (ngoài cùng bên phải) tại hội nghị ở Naypyidaw, Myanmar, hôm nay. Ảnh: AP
Tại cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh thông báo về tình hình phức tạp hiện nay ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 và đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có cả tàu quân sự vào sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 80 hải lý. 
Phó thủ tướng nêu rõ: "Hành vi của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và Tuyên bố DOC; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như các nỗ lực củng cố lòng tin trong khu vực".
Ông kêu gọi các nước ASEAN đồng lòng thể hiện thái độ trước những diễn biến nghiêm trọng trên Biển Đông. Và trưa nay, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã ra một tuyên bố dành riêng về tình hình Biển Đông, trong Hội nghị Ngoại trưởng ở thủ đô Naypyitaw, Myanmar.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ (kể từ 1995), ASEAN ra một Tuyên bố riêng về một tình hình phức tạp đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Tuyên bố nêu rõ các bộ trưởng ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, đã làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực.
Các bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 Kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Các Bộ trưởng đồng thời kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đây là lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, kể từ năm 1995, ASEAN ra một Tuyên bố riêng về một tình hình phức tạp đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
my-3376-1399682910.jpg
Cách hành xử hung hăng của các tàu Trung Quốc - đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, cho tàu phun nước, húc và đâm tàu Việt Nam - vấp phải sự lên án của nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Reuters
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN được tổ chức một ngày trước hội nghị thượng đỉnh của hiệp hội, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines với Trung Quốc, một thế lực lớn trong khu vực và cũng là một trong những đối tác kinh tế chính của tổ chức.
ASEAN có ký với Trung Quốc bản thỏa thuận về DOC năm 2002. Tuy nhiên văn bản này không có tính ràng buộc, và hai bên đang thảo luận xây dựng bộ quy tắc chặt chẽ hơn (COC). Ngoại trưởng Philippines hôm qua cho hay nước này sẽ đề nghị đẩy nhanh tiến trình đàm phán để có bộ quy tắc.
Trước tuyên bố của hội nghị hôm nay, các nước gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Liên minh châu Âu đã lên tiếng bày tỏ lo ngại hoặc mạnh hơn nữa là chỉ trích hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam. Vấn đề Biển Đông sẽ được nêu ra tại hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra ngày mai.
asean-5906-1399715444.jpg
Cảnh sát giao thông Myanmar đứng gần nơi treo cờ các nước ASEAN tại thủ đô Naypyidaw. Đây là lần đầu tiên Myanmar làm chủ nhà của hội nghị cấp cao của Hiệp hội. Hơn 11 nghìn cảnh sát được triển khai để bảo đảm an ninh. Ảnh: Reuters
Trọng Giáp

Trung Quốc ngoan cố, ASEAN ra tuyên bố

Tình hình Biển Đông: Trung Quốc ngoan cố, ASEAN ra tuyên bố

(Tin tức thời sự) - Tình hình Biển Đông: Trung Quốc ngang ngược mở rộng vành đai bảo vệ giàn khoan. 
Trung Quốc ngang ngược mở rộng vành đai bảo vệ giàn khoan
Sáng 10/5, lực lượng kiểm ngư Việt Nam cho hay Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động ngang ngược bảo vệ giàn khoan HD-981 đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Theo lực lượng kiểm ngư, tính đến 17h ngày 9/5, Trung Quốc có tổng cộng 75 tàu bảo vệ giàn khoan HD-981, đa số là tàu hải giám, tàu vận tải.
Riêng tàu hộ vệ tên lửa tấn công nhanh, có từ 3-5 chiếc bảo vệ vòng ngoài với hành động ngày càng quyết liệt nhằm đe dọa lực lượng của Việt Nam.
Về phạm vi hoạt động, Trung Quốc quyết liệt ngăn cản không cho tàu lực lượng Việt Nam lại gần giàn khoan.
Nếu hôm 8/5, bán kính bảo vệ của Trung Quốc là 5-7 hải lý thì nay mở rộng lên 10-13 hải lý.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố riêng về biển Đông
Ba cuộc họp căng thẳng của các ngoại trưởng ASEAN sáng 10/5 tại Naypyitaw (Myanmar) đã đạt được kết quả quan trọng là một tuyên bố riêng rẽ về tình hình biển Đông.
Đây có thể coi là một động thái chưa có tiền lệ trong các cuộc họp Ngoại trưởng trước một Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, khi các quốc gia thành viên thống nhất được quan điểm về một tuyên bố chung cho riêng một vấn đề đang nóng bỏng.
Nguyên văn bản “Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Tình hình biển Đông hiện nay” có 4 điểm:
Thứ nhất, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên biển Đông, đã làm gia tăng tình hình căng thẳng tại khu vực.
Giàn khoan HD-981
Giàn khoan HD-981
Thứ hai, các Bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, thực hiện kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định của khu vực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Thứ ba, các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, cũng như Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và Tuyên bố cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm Tuyên bố chung của các bên về Quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC).
Cuối cùng, các Bộ trưởng kêu gọi các bên tham gia DOC thực hiện đầy đủ tuyên bố này nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Trả lời báo chí quốc tế sau 3 cuộc họp căng thẳng và kéo dài hơn dự định, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói rằng: “Chúng tôi hài lòng về kết quả cuộc họp hôm nay. Nhưng chúng tôi rất không hài lòng về những gì đang xảy ra trên biển Đông”.
Yêu cầu TQ rút vô điều kiện giàn khoan, tàu khỏi biển VN
Cũng trong ngày 10/5, Hội Nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 và các tàu đi vào hoạt động tại vùng biển của Việt Nam.
Yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay và rút hết giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi khu vực vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam vô điều kiện và cùng phía Việt Nam đàm phán xử lý bất đồng, chấm dứt hành động tương tự.
Hội Nghề cá Việt Nam, ngư dân Việt Nam nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam luôn mong muốn duy trì phát triển hòa bình và tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc; vì lợi ích cơ bản, lâu dài của nhân dân hai nước vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới", tuyên bố của Hội nghề cá Việt Nam nhấn mạnh.
Đây là lần thứ 2, trong vài ngày qua, Hội nghề cá Việt Nam ra văn bản phản đối hành động ngang ngược, vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam của Trung Quốc.
Trước đó, ngày 6/5 Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản do Phó chủ tịch Thường trực Võ Văn Trác ký gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ ngoại giao bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ hành động trên của Trung Quốc.
Việt Nam có thể kiện lên tòa án quốc tế
Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền của NTNN, Giáo sư danh dự về Luật Biển của Trường Đại học Quốc gia Ireland Clive Symmons khẳng định, hành động Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 và chủ động tấn công tàu Việt Nam là vi phạm luật quốc tế. Việt Nam có thể kiện lên tòa án quốc tế.
Đối với hoạt động khai thác như việc đưa một giàn khoan dầu vào thềm lục địa của một quốc gia có chủ quyền là đi ngược lại với Điều 77 trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Điều 77 này nhấn mạnh, các quốc gia ven biển có chủ quyền có quyền được khai thác (đoạn 1) và (đoạn 2) và những quyền này là “độc quyền” dành cho các quốc gia ven biển đó. Do đó không ai có quyền thực hiện các hoạt động khai thác mà không được sự cho phép của các quốc gia ven biển có chủ quyền.
Đối với trường hợp còn tranh chấp, chiểu theo Điều 83 phần 3 của UNCLOS cụ thể là, trong khi chờ đợi một thỏa thuận thống nhất về ranh giới, các nước có liên quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, sẽ cố gắng hết sức để tham gia vào một dàn xếp tạm thời có tính chất thực tế và trong giai đoạn chuyển tiếp này sẽ không gây nguy hiểm hoặc cản trở việc đạt một thỏa thuận cuối cùng.
Do đó, rõ ràng nếu Trung Quốc đơn phương khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng thềm lục địa chưa được xác định mà nước khác cũng tuyên bố chủ quyền là vi phạm nghĩa vụ chuyển tiếp bắt buộc mà điều luật nói trên đặt ra.
Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh ở đây là Việt Nam có những bằng chứng lịch sử khẳng định vùng biển này thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và theo những báo cáo về hành động của Trung Quốc vừa qua cho thấy, Trung Quốc đã vi phạm luật, ít nhất là đối với UNCLOS.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh xem vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam và cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam tại khu vực giàn khoan là “cực kỳ nghiêm trọng”.
Với tình hình căng thẳng đang có chiều hướng gia tăng, ASEAN cần sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), ông Minh cho biết khi trả lời phỏng vấn đài Channel News Asia hôm 9/5.
“Đến nay, chúng tôi có 3 vòng tham vấn chính thức, nhưng quá trình tham vấn thật sự vẫn chưa thể bắt đầu. ASEAN cần tăng cường làm việc để Trung Quốc cam kết đóng góp vào sự phát triển của COC. Chúng tôi cố gắng xem nếu có thể đưa Trung Quốc tham gia tham vấn về biển Đông nhằm sớm hoàn tất COC”, ông Minh nói.
Cũng trong ngày 9/5, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng đã kêu gọi các bên liên quan "kiềm chế tối đa" và giải quyết các tranh tại Biển Đông bằng con đường hòa bình.
Theo Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký, ông Farhan Haq cho biết: "Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã bày tỏ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, đặc biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những ngày vừa qua. Tổng thư ký hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc".
Học giả Anh: Trung Quốc đang "vỗ mặt" chính quyền Mỹ
Ông Edward Schwarck, Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), mới đây cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông là thách thức nghiêm trọng đối với khu vực.
Ông Edward Schwarck - Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh.
Ông Edward Schwarck - Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh.
Ông Schwarck nói rằng thời điểm Trung Quốc quyết định hạ đặt giàn khoan rất đáng chú ý. Nó xảy ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du đến Đông Á, nơi ông đã đưa ra hàng loạt cam kết mạnh mẽ về an ninh, như những đảm bảo về an ninh cho Nhật Bản, hay một thỏa thuận hợp tác quân sự với Philippines.
Như vậy, quyết định của Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông xét ở khía cạnh nào đó có thể là một phản ứng theo kiểu "vỗ mặt" Chính quyền Washington nhằm chứng minh rằng Bắc Kinh không bị ngăn cản bởi những cam kết an ninh của Mỹ.
Theo ông Schwarck, Trung Quốc muốn khẳng định họ vẫn duy trì khả năng đẩy căng thẳng ở Biển Đông leo thang tùy theo ý định của mình.
Hành động kiểu này của Trung Quốc tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam và các bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Trung Quốc phải giải thích rõ động thái ở biển Đông
Chiều 9/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Sri Lanka D. M. Jayaratne khẳng định quan điểm của Sri Lanka là ủng hộ lập trường, quan điểm chính đáng của Việt Nam là yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc chấp hành luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, DOC; rút ngay giàn khoan HD981 đang hoạt động phi pháp ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu Việt Nam
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu Việt Nam
Cùng ngày, từ Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định Trung Quốc nên giải thích rõ căn cứ pháp lý của việc khoan dầu trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa ở biển Đông của Việt Nam cũng như những động thái gây căng thẳng ở khu vực này trong gần một tuần qua.
“Căng thẳng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là do những hành động khiêu khích và đơn phương của Trung Quốc gây ra. Bắc Kinh nên giải thích với Việt Nam và cộng đồng quốc tế về cơ sở pháp lý cũng như những chi tiết về hành động của họ đang làm ở biển Đông” - Ngoại trưởng Kishida nói.
Tại Mỹ, hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega, thành viên cao cấp của Tiểu ban các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Ông Faleomavaega chỉ trích những hành động khiêu khích của Trung Quốc là một sự leo thang đe dọa hòa bình và an ninh biển ở biển Đông. Thông cáo báo chí của ông Faleomavaega kêu gọi Mỹ đưa ra tuyên bố phản ứng rõ ràng và kiên quyết hơn đối với vấn đề này.
T.M
(Theo Báo Đất Việt)