Đào tạo lái xe

Đào tạo lái xe

Khó 'phạt nguội' vì nhiều xe không chính chủ

Công an thành phố Hà Nội đề xuất cho phép xử 'phạt nguội' xe vi phạm giao thông, tuy nhiên, đại diện Cục CSGT cho rằng hình thức này gặp khó vì nhiều xe không chính chủ.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội vừa đề nghị UBND thành phố và các cấp cho phép thí điểm phạt nguội với xe vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ để tạo sức răn đe các trường hợp coi thường luật pháp.
'Trước mắt vì xe máy quá nhiều nên tôi đề nghị xử lý đối với xe ôtô
Theo lãnh đạo công an Hà Nội, quá nhiều xe máy nên trước mắt chỉ đề nghị 'phạt nguội' với xe ôtô. Ảnh: Bá Đô
Theo đó, Hà Nội sẽ lắp camera tại các nút giao thông để ghi lại hình ảnh xe vi phạm rồi chuyển hình ảnh đó đến bộ phận xử lý. Việc nộp phạt sẽ diễn ra khi chủ phương tiện đưa xe đi đăng kiểm theo hạn định. "Trước mắt vì xe máy quá nhiều nên tôi đề nghị xử lý xe ôtô", ông Chung nói.
Năm 2011, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã thí điểm xử phạt vi phạm giao thông bằng hình ảnh (phạt nguội) với ôtô đỗ sai phép mà không có mặt người điều khiển phương tiện.
Việc "phạt nguội" được nhiều người dân đồng tình và tạo sức răn đe. Tuy nhiên, hình thức xử phạt này không được áp dụng tiếp vì gặp nhiều khó khăn, các chủ phương tiện không lên nộp phạt, nhiều xe không chính chủ và lực lượng xử lý không đủ trang thiết bị, quân số.
Đại tá Trần Sơn Hà, Cục phó CSGT Đường bộ - Đường Sắt cho biết việc xử phạt bằng hình ảnh là không mới, đã được pháp luật quy định và nhiều địa phương đã thực hiện. 
"Các địa phương chỉ cần đủ điều kiện và trang bị kỹ thuật, camera giám sát ở các điểm, nút giao thông công cộng thì có thể áp dụng việc xử phạt nguội, không cứ gì các đô thị trung tâm", ông Hà nói.
Khó khăn vướng mắc nhất, theo ông Hà, là có nhiều xe chưa sang tên đổi chủ. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp bị lực lượng chức năng gửi thông báo xử lý vi phạm thì chủ phương tiện cố tình trốn tránh do chưa có chế tài xử phạt qua tài khoản.
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho CSGT chưa được triển khai rộng mà chỉ tập trung ở một số tuyến trọng điểm, điều này dẫn đến việc phạt nguội khó triển khai rộng khắp.
Theo Cục CSGT, hơn một năm qua, việc “phạt nguội” đã được thực hiện trên hai đoạn tuyến Hà Nội - Vinh và TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ thông qua "Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông" Hà Nội - Vinh và TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ. 
Thời gian qua, các địa phương đã lập biên bản hơn 16.000 trường hợp vi phạm, trong đó hơn 10.000 trường hợp đã xử lý ngoài hiện trường (63,3%), gần 6.000  trường hợp khác được gửi thông báo vi phạm (36,7%), hơn 3.000 trường hợp bị thu giấy phép lái xe, tạm giữ 45 phương tiện.
Bá Đô

Nhiều người bị kỷ luật vụ cổ vũ nữ sinh hỗn chiến

Nữ sinh đánh bạn bị buộc thôi học, 5 người khác bị cảnh cáo và cả lớp bị khiển trách vì đã cổ vũ đánh nhau, vô cảm khi chứng kiến sự việc.
hoc-sinh-danh-nhau-6074-1396364351.jpg
Trường PTTH Trần Phú - Gia Lai, nơi vừa xảy ra vụ việc. Ảnh: Tùy Phong
Chiều 1/4, Ban giám hiệu THPT Trần Phú (xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông, Gia Lai) có công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai báo cáo việc xử lý kỷ luật số học sinh đánh nhau, cổ vũ đánh nhau rồi quay clip tung lên mạng tuần trước.
Theo trường Trần Phú, do có cãi vã về cách ăn mặc, Thanh (lớp 10B3) và Thu (lớp 10B4) nhiều lần nhắn tin văng tục qua điện thoại. Ngày 24/3, sau tiết học thứ nhất, Thanh chạy sang lớp 10B4 đóng sập cửa lại rồi xông vào đánh Thu tới tấp. Thay vì can ngăn, các học sinh khác của lớp 10B4 lại có lời lẽ kích động, cổ vũ, dùng điện thoại để quay lại cảnh ẩu đả. Bốn ngày sau, đoạn video này bị tung lên mạng Internet.
Làm việc với các giáo viên, học sinh và phụ huynh, hội đồng kỷ luật trường Trần Phú đã thống nhất buộc thôi học có thời hạn với Thanh vì hành vi đánh bạn, xúc phạm danh dự, thân thể người học. Học sinh này trước đó hay trốn học, vi phạm nội quy, từng bị kỷ luật khiển trách trước toàn trường.
Nhà trường cũng cảnh cáo toàn trường 2 học sinh, khiển trách 3 em khác vì đã không can ngăn, không báo cáo thầy cô, nhà trường, đứng ngoài dùng lời lẽ kích động, xúi giục đánh nhau, xúc phạm nhân phẩm người học.
Ban giám hiệu cũng phê bình tập thể lớp 10B4 vì thiếu sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, vô cảm, che giấu hành vi bạo lực học đường, không báo cáo giáo viên để can thiệp, xử lý. Ban cán sự lớp, Ban Chấp hành chi đoàn lớp 10B4 phải nghiêm túc kiểm điểm về tinh thần trách nhiệm.
Nhà trường cũng gửi công văn đến UBND, công an xã Thăng Hưng (nơi Thanh trú ngụ) yêu cầu theo dõi, giám sát bởi lo ngại khả năng em này sẽ có hành động trả thù.
Danh-nhau_1396398495.jpg
Hai nữ sinh ẩu đả trong lớp. Ảnh chụp từ video
Theo thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Giới, Thanh là học sinh cá biệt của trường, học lực yếu và rất hung hăng. Sau khi đánh Thu, nữ sinh này đã hăm dọa các bạn khác "nếu hé răng sẽ cho ăn đòn" khiến ai cũng sợ. Thời điểm Thanh từ lớp 10B3 qua lớp 10B4 đánh bạn là lúc học sinh và giáo viên được nghỉ giải lao 5 phút. Trong lớp có gần 30 học sinh nhưng các em đã vô cảm trước việc bạn bị đánh.
"Toàn bộ sự việc từ đánh, làm nhục bạn và quay phim chỉ diễn ra chưa đầy 5 phút nhưng rất ồn ào. Em Thu xin nghỉ học bất thường ở tiết thứ hai nhưng giáo viên, trưởng ban thi đua nhà trường không hề hay biết chứng tỏ không bám sát, gần gũi học sinh", ông Giới cho hay.
Nhà trường cũng đề nghị giáo viên cần tâm huyết, gần gũi, gắn bó, thân thiết với học sinh hơn nữa để nắm bắt những khúc mắc của học trò, kịp thời chia sẻ, ngăn ngừa, tránh để mâu thuẫn ngày càng lớn dẫn đến hậu quả khó lường.
Tùy Phong

Tàu khu trục Hạm đội 7 Mỹ đến Đà Nẵng

Trong chuyến thăm 6 ngày, hải quân Mỹ và Việt Nam sẽ trao đổi chuyên môn trong các lĩnh vực quân y, tìm kiếm cứu nạn, lặn và sửa chữa tàu hỏng.
Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM thông báo, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain, và tàu cứu hộ USNS Safeguard chở theo thủy thủ của lực lượng Hậu cần vùng Tây Thái Bình Dương, Liên đội tàu khu trục 7 của nước này sẽ có chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng (Việt Nam) từ ngày 7 đến 12/4.
tau-6036-1396360678.jpg
Tàu chỉ huy USS Blue Ridge của Hạm đội 7 (Mỹ) trong chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng vào tháng 4/2012. Ảnh: Nguyễn Đông
Dự kiến sau lễ đón tàu tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) trưa 7/4, sẽ có một buổi họp báo ngắn của đại diện hải quân Mỹ cung cấp thông tin chuyến thăm và tổ chức tham quan tàu khu trục. Thủy thủ đoàn cũng tổ chức giao lưu thể thao với hải quân Việt Nam. Ban nhạc Orient Express của Hạm đội 7 sẽ biểu diễn tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Công viên biển Đông vào chiều ngày 8 và tối ngày 9/4.
Trong chuyến thăm, hải quân hai nước tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và trao đổi chuyên môn trong các lãnh vực quân y, tìm kiếm và cứu nạn, lặn và sửa chữa các hỏng hóc trên tàu. Lực lượng phía Mỹ gồm các thuỷ thủ thuộc Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, Liên đội tàu Khu trục 7, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5; Chi đội Lặn và Cứu hộ Cơ động...
Liên tiếp từ năm 2008 đến nay, các tàu khu trục của Mỹ đã có nhiều chuyến thăm hữu nghị Việt Nam, nhằm thắt chặt quan hệ ngoại giao hai nước. Riêng tàu tên lửa dẫn đường USS John S. McCain từng ghé cảng Đà Nẵng vào năm 2010, trong khuôn khổ hợp tác giữa Hạm đội 7 (Mỹ) với hải quân Việt Nam và tiến hành các hoạt động y tế, phục vụ cộng đồng.
Nguyễn Đông

9 mẹo bảo vệ xế hộp và tiết kiệm nhiên liệu

Những gợi ý sau giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu, tăng độ bền cho xe và trở thành một người lái xe có ý thức về môi trường bền vững. Forest Stewardship Council (FSC), một tổ chức độc lập được thành lập để thúc đẩy việc quản lý rừng một cách có trách nhiệm trên thế giới đã có câu trả lời. Và dưới đây là mười bước mà bạn hoàn toàn có thể làm để bạn và chiếc xe của bạn thân thiện với môi trường hơn.
 1. Mua xe thân thiện môi trường 
Mua một chiếc xe phù hợp với nhu cầu của bạn. Một chiếc xe thân thiện môi trường hiệu quả sẽ giảm khá nhiều chi phí cho bạn. Vào trang web www.ecotest.eu do Quỹ Eco Test- FIA (FIA- Liên đoàn Ô tô quốc tế) bạn sẽ được cung cấp những hiểu biết về hệ thống đánh giá hiệu suất của những mẫu xe mới nhất đối với môi trường. Quỹ FIA là một liên hiệp tổ chức ô tô thế giới phi lợi nhuận.
9 mẹo bảo vệ xế hộp và tiết kiệm nhiên liệu
Tiết kiệm nhiên liệu vì chính bạn và những người xung quanh 
2. Lên kế hoạch chuyến đi của bạn
Lái xe mà không có một hướng rõ ràng cho 10 phút trong mỗi giờ sẽ làm thất thoát khoảng 14% nhiên liệu. Sử dụng các phương tiện giao thông khác như xe đạp, phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ đối với những quãng đường ngắn. Lắp đặt hệ thống định vị toàn cầu- GPS để xác định đường đi chính xác hơn.
3. Kiểm tra áp suất lốp xe của bạn thường xuyên.
Tình trạng lốp xe với áp suất thích hợp sẽ làm giảm ma sát của lốp với mặt đường, do đó, nhiên liệu được tiêu thụ trở nên hiệu quả hơn. Mức áp suất của lốp hợp lý sẽ làm tăng lực kéo trên bề mặt đường. Ngoài việc giúp bảo vệ môi trường, bạn cũng bảo vệ an toan cho lốp xe.
4. Giảm tải cho xe của bạn và tránh việc tải đồ trên nóc xe.
Thêm trọng lượng sẽ làm tăng tiêu thụ nhiên liệu và lực cản của gió sẽ khiến bạn phải tăng tốc độ cho xe. Lái xe với trọng tải bổ sung 100 kg cho xe hạng trung sẽ làm giảm hiệu quả của nhiên liệu khoảng 6%. Chúng tôi khuyên bạn không mang hàng hoá không cần thiết trong xe. 
5. Không mở máy quá lâu trước khi lên đường
Xe ô tô hiện đại không cần bước khởi động trước khi chạy, trừ khi nhiệt độ không khí rất lạnh. Chạy xe từ từ sau khi mở máy cũng sẽ cải thiện hiệu quả nhiên liệu. Xe ô tô hiện đại được thiết kế hệ thống phun xăng, do đó, không cần phải nhấn bàn đạp khi khởi động máy. Điều này sẽ làm rối loạn hệ thống làm việc của xe và tiêu thụ nhiên liệu xe sẽ tăng lên.
6. Chỉ sử dụng điều hòa không khí khi cần thiết.

Tránh sử dụng hệ thống làm mát xe ở nhiệt độ thấp bởi vì điều này sẽ khiến chiếc xe phải làm việc cật lực hơn. Nếu bạn bật hệ thống làm mát khi nhiệt độ không khí bên ngoài xe đạt 25 độ C, hiệu quả việc sử dụng nhiên liệu sẽ giảm đi 12%. Mở cửa sổ khi lái xe nếu bạn cảm thấy tình hình an ninh xung quanh tốt, vì không khí tự nhiên sẽ hiệu quả hơn đối với bạn so với việc bật hệ thống điều hòa.
Khi lái xe trong làn đường tốc độ cao bạn nên bật hệ thống làm lạnh để tránh áp lực không khí cản trở tốc độ xe của bạn. Bổ sung các thiết bị trong xe như hệ thống âm thanh cũng có thể làm tăng tiêu thụ nhiên liệu.
7. Thực hiện tăng tốc nhẹ nhàng, và lưu ý tốc độ của xe ở tình trạng ổn định.
Chạy xe của bạn nhẹ nhàng với tốc độ khoảng 20 km/ h trong 5 giây để có một tốc độ ngốn ít nhiên liệu nhất (11%), và tránh tăng tốc đột ngột khi lái xe.
Không giữ khoảng cách quá gần với xe phía trước, bởi vì việc này sẽ khiến bản tăng tốc hoặc giảm tốc độ không đồng đều, điều đó sẽ làm giảm hiệu quả của nhiên liệu đến 2- 6%. 
8. Sử dụng phanh cơ 
Việc phanh xe sử dụng truyền động bánh răng có thể tiết kiệm được nhiên liệu cho xe. Giảm tốc độ của xe bằng cách thả chân ga sẽ làm tăng hiệu quả nhiên liệu lên đến 2%. Phanh sử dụng truyền động bánh răng cũng tăng giá trị thời gian sử dụng xe cũng như giảm hao mòn trên phanh.
9. Ngay lập tức tắt động cơ xe của bạn khi có thể.
Động cơ của xe vẫn hoạt động khi xe đứng tại chỗ cũng vẫn gây hao tốn nhiên liệu. Bật động cơ trên một phút cũng tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn so với bạn khởi động lại máy. Khởi động máy trong vòng hơn 10 phút sẽ tiêu phí đến đến 130 cc nhiên liệu.
Hy vọng với những kinh nghiệm trên, sẽ giúp các bác tài của chúng ta đã lái xe an toàn nay càng an toàn hơn.

Xử lý tình huống khi có tai nạn

Những giây phút đầu tiên sau va chạm nghiêm trọng là rất quan trọng và có thể có ý nghĩa quyết định trong việc cứu sống một con người.
  
Gọi cấp cứu
Bạn hãy để ý xem và biết chắc rằng ai đó đã gọi xe cấp cứu. Đừng cho rằng điều đó là đương nhiên. Thường sau vụ va chạm mọi người đều bị shock, và thật khó để có quyết định rõ ràng hay có hành động phù hợp được.
Bấm 115 và gọi xe cấp cứu. Tổng đài sẽ hỏi bạn cả tá câu hỏi để có thông tin cần thiết và bảo đảm trợ giúp trên đường.
1.             Địa chỉ chính xác của vụ tai nạn là gì? Họ có thể hỏi bạn con đường gần đó nhất. Nếu bạn không biết mình đang ở đâu, hãy tìm xem có cái gì làm cột mốc được không hoặc hỏi ai đó.
2.             Số điện thoại bạn đang dùng để gọi cấp cứu là gì? Điều đó đôi khi quan trọng khi họ cần gọi lại để có thêm thông tin.
3.             Có chuyện gì vậy, hãy nói cho tôi biết chính xác chuyện gì đã xảy ra? Hãy cố gắng càng rõ ràng, chi tiết càng tốt.
4.             Nạn nhân khoảng bao nhiêu tuổi?
5.             Họ còn tỉnh không?
6.             Họ còn thở không?

Chờ xe cấp cứu
Đây là lúc bạn nên tranh thủ thời gian xem xét vụ va chạm, xem xem có mối đe dọa tiềm ẩn nào không và giúp người bị thương.
Trước tiên, hãy nhớ tới an toàn của bạn – bạn sẽ không giúp được ai nếu bạn cũng đang bị đau. Vì thế cẩn trọng nhìn quanh xem có cái gì có thể khiến bạn và mọi người quanh khu vực tai nạn bị thương hay không.
Một vài hiểm nguy thường gặp trong các vụ tai nạn giao thông:
  • Rò xăng.
  • Túi khí không được kích hoạt.
  • Các xe khác.
  • Động cơ vẫn đang chạy.
Nếu an toàn, bạn nên đỗ xe vào chỗ cho phép, kéo phanh tay và tắt động cơ.

Giúp người bị thương
Trước tiên, hãy trấn an người bị thương rằng xe cấp cứu đang đến.
Trong hầu hết mọi trường hợp, tốt nhất là không rời người bị thương ra khỏi chỗ họ đang nằm.
Trong trường hợp cần di chuyển người bị thương, lưu ý là đó là khi có mối nguy hiểm khác như họ nằm ngay giữa lòng đường đi lại. Khi đó, phải vô cùng thận trọng với phần xương gãy và nhớ đừng khiến họ phải vặn lưng hoặc cổ.
Nếu họ đang đội mũ bảo hiểm, hãy gạt tấm chắn lên, nhưng tốt nhất không động vào  trừ phi nạn nhân nôn mửa hoặc ngừng thở. Nếu buộc phải tháo mũ bảo hiểm, hãy cùng ai đó nâng cổ và đầu, rồi người kia nhẹ nhàng kéo mũ ra khỏi đầu từ phía sau -- thật cẩn thận, nhớ đừng vặn hoặc xoay đầu họ.

Khi xe cứu thương đến
Trong xe bao giờ cũng có các bác sỹ y tá đã được đào tạo để cung cấp các can thiệp y dược cần thiết trước khi và trong quá trình đưa nạn nhân về bệnh viện. Đó cũng là khoảng thời gian có ý nghĩa sống còn đối với nạn nhân.
Thông thường, trong các vụ va chạm tốc độ cao, các nhân viên cứu thương sẽ đề xuất đưa nạn nhân đến bệnh viện để được kiểm tra tổng thể.
Hy vọng với những kinh nghiệm trên, sẽ giúp các bác tài của chúng ta đã lái xe an toàn nay càng an toàn hơn.
Tham khảo thêm:
-         Kinh nghiệm lái xe an toàn
-         Kinh nghiệm chạy xe mùa mưa phùn
-         Những điều lái xe nên tránh
-         Khi nào thì không nên lái xe?
-         4 kiểu ngồi gây mệt mỏi
-         Thắt dây an toàn khi lái xe, việc đơn giản - an toàn cao
-         Giải pháp an toàn phòng xe cháy
-         Xử lý tình huống khi có tai nạn
-         Cách loại bỏ điểm mù trong gương chiếu hậu
-         Những gợi ý để lái xe ôtô an toàn trong mưa
-         9 mẹo bảo vệ xế hộp và tiết kiệm nhiên liệu
-         Phun xăng điện tử, cách giữ gìn hiệu quả
-         Điều hòa xe ôtô, những điều có thể bạn chưa biết 
-         Kỹ thuật lái xe giỏi
-         20 kỹ năng lái xe cần biết (phần 1)